Sở hữu tiềm năng và lợi thế vốn có từ phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, ngành du lịch An Giang đang cố gắng, nỗ lực phát triển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Từ đó, các sản phẩm du lịch cũng ngày một đa dạng hơn, dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa độc đáo trong từng điểm đến, tạo nên điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, huyền bí, khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình như một bức tranh sơn thủy làm xao xuyến tâm hồn du khách.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, tỉnh An Giang cùng các doanh nghiệp du lịch đã tích cực xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch tại các điểm đến nhằm gia tăng trải nghiệm hoặc tạo ra những phong cách du lịch mới… trong đó, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch; tăng chất lượng loại hình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc; chú trọng triển khai các hoạt động thể thao giải trí phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách khi đến An Giang.
Tiêu biểu có núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, huyền bí, khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình như một bức tranh sơn thủy làm xao xuyến tâm hồn du khách. Được ví như một phiên bản “ Đà Lạt ” của miền Tây, núi Cấm trở thành điểm tham quan, trải nghiệm, chiêm bái bậc nhất trong những điểm du lịch An Giang. Đặc biệt, nhận thấy những điều kiện thích hợp của Khu du lịch núi Cấm, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm đã triển khai những định hướng nhằm phát triển kinh tế ban đêm tại đây. Các hoạt động này sẽ mang đến một diện mạo mới cho núi Cấm, giữ chân du khách lưu trú trên núi góp phần phát triển du lịch địa phương...
Làng bè Châu Đốc
Bên cạnh loại hình du lịch tâm linh là thế mạnh, du lịch theo mùa quan tham, trải nghiệm các vườn cây ăn trái… ở núi Cấm sẽ góp phần hướng tới mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển các loại hình du lịch tại địa phương, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách quanh năm, mang đến những trải nghiệm mới về núi Cấm.
Hay, làng bè Châu Đốc nằm trải dài từ ngã ba sông Châu Đốc lên phía đầu nguồn châu thổ sông Hậu và sông Châu Đốc của huyện An Phú. Đây là địa điểm du lịch độc đáo của tỉnh phát triển trong một vài năm trở lại đây. Với 161 bè cá được sơn các màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím đã tạo nên chiếc “cầu vồng” đa sắc, mang dấu ấn độc đáo về góc nhìn cho du khách.
Đây là sản phẩm du lịch mới của tỉnh An Giang hứa hẹn thu hút khách quốc tế và nội địa đến tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hoá cộng đồng người Chăm tại An Giang. Với cung đường trên 1km nằm dọc theo khu vực cồn Tiên thuộc thị trấn Đa Phước. 161 bè cá đa sắc màu tại khu vực ngã ba sông, nhìn từ nhiều hướng sẽ tạo nên một không gian rực sắc, vừa mang ý nghĩa văn hóa, vừa đem đến trải nghiệm ấn tượng, độc lạ dành cho du khách.