7 nguyên tắc đánh giá hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

(CL&CS) - Các quá trình và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp có thể được quản lý trong một hệ thống thống nhất được gọi là Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp (Innovation Management System, IMS). Để tạo ra giá trị một cách hiệu quả nhất, hoạt động quản lý đổi mới sáng tạo cần được đánh giá thường xuyên, dựa trên một số nguyên tắc nhất định.

Để tạo ra giá trị một cách hiệu quả nhất, hoạt động quản lý đổi mới sáng tạo cần được đánh giá thường xuyên. Ảnh minh họa.

Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chính là khả năng hiểu và đáp ứng các điều kiện thay đổi bối cảnh, theo đuổi các cơ hội mới, tận dụng kiến thức, sự sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp, đồng thời phối hợp tốt với các bên liên quan và đối tác bên ngoài.

Không phải tất cả quá trình đổi mới sáng tạo đều yêu cầu được quản lý nhưng doanh nghiệp chủ động quản lý các hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ nắm bắt cơ hội nhanh hơn, phản ứng kịp thời với thách thức và rủi ro có liên quan, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Mặt khác, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được quản lý đúng phương hướng có thể tạo ra một nền văn hóa sáng tạo, không bỏ lỡ các cơ hội phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo đó, các quá trình và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp có thể được quản lý trong một hệ thống thống nhất được gọi là Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp (Innovation Management System, IMS). Các yếu tố của hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo có thể tương tác hiệu quả với nhau.

Quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo có vai trò hướng dẫn doanh nghiệp tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo quan trọng nhất dựa trên các mục tiêu và chiến lược chung của doanh nghiệp; Cho phép ban lãnh đạo cao nhất xác định tầm nhìn đổi mới sáng tạo và tối ưu hóa các nguồn lực trong doanh nghiệp;

Tạo ra nhận thức về hoạt động đổi mới sáng tạo (bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) dựa trên các quan điểm thống nhất chung trong toàn doanh nghiệp; Tạo điều kiện đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, xác định các yếu tố, “điểm tắc nghẽn”... để thúc đẩy đổi mới sáng tạo; Có tính tương thích và có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác của doanh nghiệp.

IMS bao gồm tất cả yếu tố và tương tác cần thiết để thiết lập khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu đạt được đổi mới sáng tạo hiệu quả và bền vững.

Để tạo ra giá trị một cách hiệu quả nhất, hoạt động quản lý đổi mới sáng tạo cần được đánh giá thường xuyên, dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau: Gia tăng giá trị cho doanh nghiệp; Thách thức các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp; Huy động và thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp; Tập trung cho tương lai; Phù hợp với bối cảnh và thúc đẩy việc áp dụng thực tiễn tốt nhất; Linh hoạt và toàn diện; Hiệu quả và tin cậy. 07 nguyên tắc này có tầm quan trọng như nhau và là định hướng triển khai IMS trong doanh nghiệp.

TIN LIÊN QUAN