Đường sắt có nguy cơ đóng cửa: Giật mình với những khoản lỗ

(NTD) - Đường sắt Việt Nam có nguy cơ đóng cửa từ tháng 3 vì trên 10.000 nhân viên gác tàu thiếu lương. Thông tin này khiến nhiều người giật mình. Và càng đáng lo ngại hơn khi từ thông tin này, ngành đường sắt mới “lộ” ra nhiều doanh nghiệp kinh doanh yếu kém.

Ngày 20/2/2020, tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết VNR đang gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến vận mệnh của doanh nghiệp.

Theo ông Minh, VNR ký hợp đồng công ích với 20 công ty của VNR với tổng số 11.315 người lao động trong khối hạ tầng, bảo đảm tuần đường gác chắn trên 1.519 đường ngang và 3.059km đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành. Theo định kỳ, trước ngày 31/12 hằng năm, Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán ngân sách bảo trì để tuần đường, gác chắn. Tuy nhiên cho đến nay, VNR vẫn chưa nhận được dự toán khiến các nhân sự kể trên chưa có tiền lương. Ông Minh đánh giá nguy cơ dừng tàu vào tháng 3 tới là rất cao.

Nếu Bộ Giao thông Vận tải chưa giao dự toán, các doanh nghiệp có thể tạm ứng lương cho nhân viên. Thế nhưng, khi xem xét báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp, người viết giật mình trước những con số kém lạc quan dù vẫn biết rằng ngành đường sắt đang ngày càng giảm sức cạnh tranh trước hàng không.

Báo cáo tài chính quý 4/2019 của CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội (ĐSHN) cho thấy tình hình hoạt động của công ty này đang tốt lên. Doanh thu thuần đạt 2.563 tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm trước.

a
Đường sắt Việt Nam có nguy cơ đóng cửa từ tháng 3 vì trên 10.000 nhân viên gác tàu thiếu lương. (Ảnh minh họa).

Doanh thu tăng khiêm tốn nên công ty nỗ lực cắt giảm nhiều chi phí quan trọng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 206 tỷ đồng xuống 203 tỷ đồng và từ 53 tỷ đồng xuống 47 tỷ đồng. Vì vậy, khoản lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm từ 33 tỷ đồng của năm 2018 xuống còn 730 triệu đồng trong năm 2019.

Tuy nhiên, trong năm, do công ty thanh lý tài sản nên khoản thu nhập khác đã bù đắp cho hoạt động kinh doanh khiến lợi nhuận sau thuế của của công ty tăng từ 2,8 tỷ đồng lên 14,1 tỷ đồng. Có thể thấy ĐSHN đang cố gắng bán tài sản để hạn chế thua lỗ. Nhưng tính đến 31/12/2019, tổng lỗ lũy kế của đơn vị này đã lên đến 70,7 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu giảm xuống 733 tỷ đồng.

CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn (ĐSSG) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự “đồng nghiệp” tại Hà Nội. Hoạt động kinh doanh thua lỗ nhưng công ty đạt lợi nhuận sau thuế dương nhờ hoạt động “khác”.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2019 của ĐSSG, doanh thu năm 2019 đạt 2.026 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với năm 2018. Giống ĐSHN, ĐSSG cũng phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để hạn chế thua lỗ.

Những nỗ lực trong cắt giảm chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giúp ĐSSG chỉ còn phải gánh khoản thua lỗ 9,4 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Con số này năm 2018 là 73,4 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận khác lên đến 22,9 tỷ đồng đã giúp ĐSSG ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế lên đến 13,4 tỷ đồng dù năm ngoái cả năm lỗ 51,1 tỷ đồng.

Khoản lợi nhuận đến từ thanh lý tài sản cố định và tiền phạt thu được (phí trả vé) đã giúp ĐSSG có lợi nhuận trong năm 2019 nhưng chưa đủ sức xóa lỗ lũy kế cho công ty. Tại thời điểm 31/12/2019, ĐSSG lỗ lũy kế 37,7 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 467 tỷ đồng.

CTCP Đường sắt Thanh Hóa (ĐSTH) chưa công bố báo cáo tài chính năm 2019 nhưng dựa vào những số liệu từ các năm trước, có thể thấy ĐSTH cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khi doanh thu giảm từ 285 tỷ đồng (năm 2017) xuống 234 tỷ đồng (năm 2018).

Doanh thu giảm, ĐSTH cũng mạnh tay cắt giảm các chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 21 tỷ đồng xuống 14,2 tỷ đồng. ĐSTH thậm chí còn không phát sinh chi phí bán hàng. Cộng với chi phí lãi vay giảm nhẹ từ 4,1 tỷ đồng xuống 3,5 tỷ đồng, chi phí bán hàng bằng 0 đã giúp ĐSTH không phải gánh chịu thua lỗ. Lợi nhuận sau thuế 2018 của công ty đạt 2,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 2,2 tỷ đồng của năm trước.

Có thể thấy, ngành đường sắt đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do sức cạnh tranh ngày càng yếu so với đối thủ trực tiếp là ngành hàng không. Các doanh nghiệp đang phải thực hiện những biện pháp chung đó là mạnh tay cắt giảm chi phí và bán tài sản để có lãi hoặc giảm lỗ.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.