Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 26/03/2017, 08:31 AM

Vietcombank ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế Tây Nguyên

(NTD) - Nói đến Tây Nguyên, người ta nhớ đến vùng đất với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển. Nơi đây rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, điều... trong đó cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở miền đất này.

Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Đặc biệt, khu vực này còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, đồng thời cũng được xem là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn...

Về địa lý, Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt về quân sự, quốc phòng, bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế; đây là vùng cao nguyên trải dài nằm tiếp nối với dãy Trường Sơn hùng vĩ, tạo thành một bức tường thiên nhiên liên hoàn, hiểm trở. Quá trình Nam tiến của nhiều thế hệ người Việt gắn liền với việc khai mở tuyến đường mòn Trường Sơn, vượt qua dãy Hải Vân tiến vào kiểm soát Tây Nguyên, làm chủ cả vùng Nam Trung Bộ, rồi Nam Bộ, và tiến ra Biển Đông đóng giữ tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Ảnh 1
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành (bên phải) trao biển tượng trưng tặng 1000 con bò giống cho đồng bào khu vực Tây Nguyên

Về mặt Văn hóa, Tây Nguyên có Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh và không ai khác, chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này chính là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Cồng chiêng Tây Nguyên còn là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian... Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.

Xác định được tầm quan trọng như vậy của mảnh đất Tây Nguyên, nhiều năm gần đây, Đảng - Nhà nước - Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho vùng đất này. Minh chứng rõ nét nhất là nhiều Hội nghị quan trọng đã diễn ra nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của vùng đất chiến lược này như: Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 2 - năm 2013 tổ chức ngày 12/4 tại thành phố Pleiku, Gia Lai. Hội nghị nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên. Đồng thời đây còn là diễn đàn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn các nguồn vốn cho phát triển cả vùng trong thời gian tới. Kế thừa thành công của Hội nghị trước đó, năm 2015, Hội nghị xúc tiến đầu tư & An sinh xã hội Tây Nguyên lần thứ 3 tại Đà Lạt được tổ chức bởi Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Lâm Đồng. Và năm 2017 tới đây, thành phố Buôn Mê Thuột - tỉnh Đăk Lắk sẽ là nơi diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4. Hội nghị có quy mô cấp vùng, dự kiến có khoảng 500 đại biểu tham dự bao gồm: các Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán của các nước; các tổ chức tài chính quốc tế; các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại tại TP Hồ Chí Minh; doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các đại biểu trong nước…

Hầu hết các Hội nghị nói trên đều có sự tham gia và đồng hành của NHNN Việt Nam cũng như các “ông lớn” ngành Ngân hàng. Năm 2013, 4 ngân hàng lớn là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank đã đóng vai trò là đơn vị đồng tổ chức. Xuyên suốt gần 55 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank - ngân hàng hàng đầu Việt Nam bên cạnh việc tham gia vào sự phát triển kinh tế của các khu vực, vùng miền trên cả nước nói chung đều đã có sự ưu tiên nhất định với địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Tại đây, mạng lưới Vietcombank có sự hiện diện tại 4 tỉnh là Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum mà những chi nhánh này của Vietcombank luôn nằm trong số những chi nhánh ngân hàng hoạt động ổn định, có sự tăng trưởng và phát triển bền vững, được chính quyền địa phương đánh giá rất cao.

Lấy trọng điểm vì sự phát triển kinh tế Tây Nguyên vững mạnh, năm 2015, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư & an sinh xã hội Tây Nguyên lần thứ 3, Vietcombank đã ký kết 2 hợp đồng tín dụng đầu tư phát triển dưới sự chứng kiến của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên; Ủy viên BCH TW Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, cùng lãnh đạo nhiều bộ, Ngành, Tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể: Vietcombank Gia Lai đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 150 tỷ đồng với Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai; Vietcombank Kon Tum ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 60 tỷ đồng với Điện lực Kon Tum cho chương trình truyền tải và phân phối điện. Mới đây nhất, ngày 18/12/2016, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016 với chủ đề: “Gia Lai – Tiềm năng – Hợp tác – Phát triển”, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú và đại diện lãnh đạo tỉnh Gia Lai, Vietcombank Gia Lai tiếp tục ký kết tài trợ một số dự án đầu tư mới trong lĩnh vực năng lượng với công ty CP Điện Gia Lai (GEC). Và dự kiến tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4, năm 2017 này, Vietrcombank sẽ dành gần 450 tỷ đồng cho 5 dự án phát triển là: Dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Đa Dâng 3 công suất 12MW với chủ đầu tư là CTCP Thủy điện Đa Dâng 3; Dự án đầu tư nhà máy thủy điện Đạ Tông - Đam Rông công suất 5MW của CTCP Năng lượng Lâm Đồng; Dự án đầu tư nâng cấp công suất nhà máy đường 333 (từ 2.500 tấn/ngày lên 3.500 tấn/ngày) do Công ty CP Mía đường 333 làm chủ đầu tư; Dự án đầu tư xây dựng khách sạn Lê Thành Đà Lạt của Cty TNHH nhà hàng khách sạn Lê Thành; Dự án xây dựng Trung tâm Phân phối, Nhân giống cây trồng công nghệ cao với chủ đầu tư là công ty TNHH Fukunana Tây Nguyên. Tính đến nay, đầu tư tín dụng của Vietcombank tại các tỉnh Tây Nguyên lên tới gần 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% thị phần dư nợ tín dụng tại khu vực Tây Nguyên.

Ảnh 2
Giám đốc Vietcombank Gia Lai (thứ tư từ trái sang) ký Hợp đồng tài trợ dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu

Bên cạnh hoạt động đầu tư tín dụng, Vietcombank còn dành nhiều đóng góp vào lĩnh vực an sinh xã hội (ASXH) cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Đầu tư cho các chương trình ASXH tập trung vào các lĩnh vực mang lại giá trị thiết thực như xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, y tế, ... giúp đồng bào khu vực Tây Nguyên và lân cận mà đặc biệt là các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện nhu cầu vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội và phát triển chung của vùng;

Năm 2016, Vietcombank đã tặng 1.000 con bò giống với tính thiết thực rất cao, hiệu quả, đã giúp hàng ngàn hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững... Tổng mức giải ngân đã cam kết thực hiện cho các chương trình ASXH lên đến trên 128 tỷ đồng.

Luôn xác định an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, "hướng tới một ngân hàng Xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng" là mục tiêu xuyên suốt, trong kinh doanh, Vietcombank luôn coi chữ "Tín" là kim chỉ nam còn với hoạt động xã hội, Vietcombank luôn lấy chữ "Tâm" làm gốc, luôn nỗ lực để đem lại những giá trị thiết thực, lâu dài trong các lĩnh vực phát triển, chăm sóc cộng đồng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân nghèo. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên sao cho xứng với tiềm năng về kinh tế; vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng, để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được ấm no - bình yên và hạnh phúc, bên cạnh sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng - Nhà nước - Chính phủ, luôn có sự đồng hành, gắn bó của thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Việt Nam - Vietcombank.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Đặng Thành

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.