Dữ liệu cũ
Thứ ba, 17/06/2014, 09:12 AM

Quản lý phân bón: Cần nâng mức xử phạt

Theo số liệu tại Hội thảo “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức mới đây, Hà Nội có 119 doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phân bón; 1.891 cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp, trong đó có phân bón.

Tuy nhiên, chỉ có 55 DN đăng ký hoạt động, 7 DN đã giải thể và 57 DN đã thay đổi địa điểm nhưng không báo với cơ quan chức năng. Đa số các đơn vị sản xuất phân bón trên địa bàn thành phố đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, không đủ điều kiện về mặt bằng nhà xưởng. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công. Một số cơ sở nhỏ nằm rải rác trong khu dân cư thường xuyên thay đổi địa điểm nhưng không báo với cơ quan chức năng.

Một con số đáng giật mình khác được đưa ra từ Cục Quản lý thị trường: 50% mẫu phân bón được kiểm tra cho kết quả chất lượng kém, nhiều mẫu phân bón chỉ có chất lượng tương đương đất tốt.

Cục Quản lý thị trường ước tính, thiệt hại mà nạn phân bón giả gây ra cho nông dân có thể lên tới 800 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn cả là tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng một cách có hệ thống, với sự tham gia từ các đại lý buôn bán nhỏ, lẻ đến các tổ chức, DN lớn. Nguồn cung phân bón kém chất lượng không chỉ từ trong nước, mà còn đến từ nước ngoài. Trong đó, phân bón kém chất lượng nhập khẩu chủ yếu là phân hóa học như kali, DAP, SA, phân đạm… Ví dụ, phân DAP không rõ nguồn gốc thường trà trộn sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng 60% với 64% để bán với giá 64%. Chính sự “lập lờ” về hàm lượng dinh dưỡng này khiến người tiêu dùng trong nước bị thiệt hại.

Phân bón giả tràn lan trên thị trường

Mới đây, Bộ Công Thương đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón, nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP thì trong vòng 2 năm, tính từ ngày 1/2/2014 phải bổ sung đủ điều kiện. Quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón với những quy định nghiêm ngặt nhằm loại bớt các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện đã được ban hành. Tuy nhiên, chế tài này dường như cũng chưa đủ để hạ nhiệt nạn sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng. Đặc biệt là sự chồng chéo trong cơ chế quản lý thị trường phân bón: phân vô cơ do Bộ Công Thương quản lý, phân hữu cơ do Bộ NN&PTNT quản lý. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vẫn tồn tại các kẽ hở để các tư thương trục lợi, làm ăn theo kiểu chộp giật. Các lỗ hổng trong quản lý phân bón khá nhiều do hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo; chưa có định nghĩa chính xác về chất dinh dưỡng, mập mờ giữa phân bón và các sản phẩm tổng hợp khác cùng với những ràng buộc hạn chế quyền hạn của quản lý thị trường, mức phạt hành chính quá thấp… được xem là những lỗ hổng pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phân bón kém chất lượng phát triển.

                                                                                                                        PV

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.