OCB trước thềm “lột xác” tỷ đô: Tài sản “bốc hơi”, lương nhân viên bét bảng

(NTD) - Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) kỳ vọng sẽ đạt vốn hóa thị trường 1 tỷ USD sau khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào cuối năm nay. Tuy nhiên, ngay trước khi mơ ước lớn lao này thành hiện thực, OCB chứng kiến tài sản “bốc hơi” mạnh, trong khi người lao động nhận lương bét bảng trong hệ thống ngân hàng.

OCB
Trên con đường đến với mục tiêu 1 tỷ USD vốn hóa thị trường, OCB “đánh rơi” tài sản và chi trả lương rất eo hẹp cho người lao động.

2018 là năm “được mùa” của cổ phiếu ngân hàng niêm yết. Tiếp bước TPB (Tienphong Bank), HDB (HDBank) và TCB (Techcombank), cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) sẽ chào sàn TP.HCM vào nửa cuối năm nay.

Chờ 1 tỷ USD, tài sản “bốc hơi”

Phát biểu trên Bloomberg, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị OCB, kỳ vọng vốn hóa thị trường OCB sẽ đạt mức 1 tỷ USD sau khi cổ phiếu OCB giao dịch trên Hose. Vốn điều lệ của OCB đang là 7.500 tỷ đồng. Hiện tại, với mức giá khoảng 24.000 đồng/CP trên thị trường OTC, vốn hóa thị trường OCB tương đương 18.000 tỷ đồng (khoảng 793 triệu USD).

Để đạt được mức 1 tỷ USD, OCB còn nhiều việc phải làm. Đầu tiên, OCB sẽ phát hành lượng cổ phiếu trị giá khoảng 800 tỷ đồng (35 triệu USD) cho nhà đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào quý 3 năm nay, sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 14,2% và phát hành cổ phiếu tỷ lệ 20,5% cho các cổ đông hiện hữu.

Sau đó, OCB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 50%, đạt 7.500 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trước khi niêm yết.

Tuy nhiên, trước khi đạt được mơ ước lớn lao này, OCB đang chứng kiến tổng tài sản bốc hơi mạnh.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018 của OCB, tại thời điểm cuối quý, tổng tài sản của OCB đạt 77.628 tỷ đồng, giảm 6.672 tỷ đồng, tương ứng 7,9% so với hồi cuối năm 2017. OCB nằm trong danh sách các ngân hàng có tốc độ giảm tài sản mạnh nhất.

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng như tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng và cho vay các tổ chức tín dụng khác là nguyên nhân chính khiến tài sản của OCB bốc hơi nhanh. Hai chỉ tiêu này lần lượt giảm 1.534 tỷ đồng và 7.406 tỷ đồng.

Chứng khoán kinh doanh là chỉ tiêu giảm sốc hơn cả. Trong quý 1 năm nay, chỉ tiêu này giảm tới 2.808 tỷ đồng, tương đương 85,4% so với số liệu hồi đầu năm.

Lương nhân viên bét bảng

Trên con đường OCB tiến tới đích trong mơ 1 tỷ USD, người lao động ngân hàng này phải trải qua thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” không mấy vui vẻ. Trong suốt thời gian dài, OCB nằm trong danh sách các ngân hàng trả lương thấp nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quý 1/2018 cũng vậy.

Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2018, tại thời điểm cuối quý, OCB có 5.377 người. Với quỹ lương chỉ có 90,4 tỷ đồng, bình quân, mỗi nhân sự tại ngân hàng mẹ được trả 16,8 triệu đồng/người/quý.

Không chỉ nhân viên ngân hàng mẹ nhận thù lao thấp, người lao động trong các công ty con của OCB cũng có thù lao bèo bọt.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018, trong kỳ, OCB đã chi 91 tỷ đồng cho lương và phụ cấp trong toàn hệ thống OCB, tăng mạnh so với con số 64 tỷ đồng kỳ trước. Tại thời điểm 31/3/2018, toàn hệ thống OCB có 5.392 người. Như vậy, trung bình, mỗi người lao động OCB được trả 16,9 triệu đồng/người/quý, tức 5,63 triệu đồng/người/tháng.

5,63 triệu đồng/tháng là mức lương rất thấp, chỉ tương đương với lương công nhân. Còn so với ngành ngân hàng, đây là mức thu nhập rất kém cỏi, chỉ bằng 0,14% thu nhập của người lao động Vietcombank - ngân hàng trả lương cao nhất hệ thống.

Dù vậy, so với kỳ trước, người lao động OCB đã được tăng lương đáng kể. Kỳ trước, mỗi nhân viên OCB được trả trung bình 13,3 triệu đồng/người/quý, tức 4,43 triệu đồng/người/tháng. Với mức trả lương siêu thấp như vậy, không rõ OCB có cung cấp nhầm số liệu hay không?

Trong khi đó, lãnh đạo ngân hàng vẫn nhận lương bạc tỷ. Thông tin về đại hội đồng cổ đông của OCB không được phổ biến như các đơn vị khác nhưng theo tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2016, ngân hàng đã chi cho Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát 6,2 tỷ đồng. Như vậy, trung bình, mỗi lãnh đạo cấp cao tại OCB được nhận 775 triệu đồng/người/năm, tức 64,6 triệu đồng/người/tháng.

Sang năm 2016, mức thù lao này được đề xuất nâng lên 8,2 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi sếp OCB được trả 1,03 tỷ đồng/người/năm, (85,4 triệu đồng/người/tháng). Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, OCB không cung cấp thêm thông tin nào về đại hội đồng cổ đông nên không rõ OCB có thực hiện việc chi trả thù lao theo đúng kế hoạch hay không.

Vy Vy

_NTD_So 437-438_In F_Page_06
 

 

Bình luận

Nổi bật

Thực trạng trên thị trường bất động sản: Càng chờ giảm, giá sẽ càng tăng

Thực trạng trên thị trường bất động sản: Càng chờ giảm, giá sẽ càng tăng

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

Chuyên gia dự báo câu chuyện chờ giá bất động sản giảm sẽ rất khó. Trong tương lai, người trẻ muốn sở hữu căn nhà cho riêng mình sẽ ngày càng khó khăn. Giá khó giảm, trong khi nguồn cung nhà ở sụt giảm nghiêm trọng khiến giấc mở sở hữu bất động sản của người dân ngày càng xa vời.

Thị trường bất động sản phát tín hiệu cho chu kỳ mới sắp diễn ra?

Thị trường bất động sản phát tín hiệu cho chu kỳ mới sắp diễn ra?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:18

Thị trường bất động sản trong quý I đã ghi nhận những tín hiệu tích cực rõ nét. Số liệu khảo sát đã cho thấy 70% nhà đầu tư đã sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay nếu tìm được sản phẩm phù hợp. Đây có thể coi là tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang từng bước tiến tới chu kỳ phát triển mới.

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Trong năm 2024, hoạt động kinh doanh của CTCP Đá Núi Nhỏ (Đá Núi Nhỏ) là khai thác mỏ đá Mũi Tàu với công suất 1 triệu m3/năm và lợi nhuận trước thuế dự kiến 35 tỷ đồng, giảm 22,9% so với năm 2023.