Dữ liệu cũ
Thứ tư, 05/02/2014, 14:40 PM

Ném nhau tơi tả tại phiên chợ cầu may độc nhất Việt Nam

Theo nhiều cao niên trong vùng, ở phiên chợ mở ra duy nhất một ngày trong năm này người ta có thể đánh nhau với bất kỳ lý do gì, với bất kỳ ai. Năm nào phiên chợ Chuộng càng đánh nhau to thì năm đó, bà con làm ăn càng thuận lợi, may mắn…Theo Văn Định (Nguoiduatin.vn)



Sáng 5/2 (tức mồng 6 Tết âm lịch)hàng nghìn người dân các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa và du khách thập phương đã đổ về làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để tham dự phiên chợ Chuộng – phiên chợ duy nhất mở duy nhất một ngày trong năm.


Phiên chợ này nằm ven sông Hoàng, giữa bãi đất trống, được bồi đắp xung quanh bằng những ụ đất cao. Điểm đặc biệt là, hằng năm cứ mùng 6 Tết âm lịch, người dân khắp nơi lại nô nức kéo nhau về đây để “choảng nhau” để lấy may mắn trong năm mới.


Với người dân nơi đây, đến tham gia phiên chợ Chuộng đầu năm họ sẽ trút bỏ những xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Cũng vì vậy, mà ông bà xưa vẫn truyền miệng nhau: “Chết bỏ con, bỏ cháu/Sống không ai bỏ mồng 6 chợ Chuộng”. Họ tâm niệm, nếu ai bỏ lỡ phiên chợ Chuộng thì cả năm ấy làm ăn thất bát, gặp nhiều rủi ro.


Tương truyền, ngày xưa, vào thời Lê Lợi có một vị tướng đánh giặc chạy ngang qua làng này thì bị kẻ địch vây bắt. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng đã huy động nhân dân quanh vùng đó họp chợ để che mắt quân thù và vũ khí được giấu trong những gánh hàng.

 

Quân địch tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, mất cảnh giác nên khi vị tướng phát lệnh, dân làng bất ngờ tấn công khiến quân địch không kịp trở tay. Để tưởng nhớ chiến công đó, cứ đến ngày mồng 6 Tết hàng năm là người dân quanh vùng lại tụ tập họp chợ. Ai cũng quan niệm đi chợ Chuộng sẽ được mua may, bán rủi, để cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài


.Đặc biệt người đến chợ Chuộng dù là không quen biết, nhưng hễ gặp nhau là họ… “choảng nhau” bằng cà chua, táo thậm chí bằng trứng thối.


Theo nhiều cao niên trong làng,cà chua có màu đỏ, tượng trưng cho điều may mắn, còn đánh nhau cũng được dân quanh vùng quan niệm sẽ đem lại một mùa màng bội thu, no ấm. Càng đánh nhau to, chắc chắn năm ấy sự may mắn càng tràn đầy.


Người bị ném dù đau nhưng vẫn vui vẻ “chịu trận”.


Những trò chơi đỏ đen cũng mọc lên.


Chợ Chuộng còn được gọi là chợ Choảng, chợ đánh nhau bởi thanh niên đến chợ để giải quyết ân oán bằng nắm đấm. Năm nay còn xuất hiện thêm súng đạn nhựa…


Tuy nhiên, những năm gần đây, một số thanh niên đã lợi dụng phiên chợ này để giải quyết những hiềm khích. Có người đã mất mạng vì đánh nhau tại chợ Chuộng.


Mặc dù lực lượng công an được huy động hết mức nhưng không ngăn chặn nổi những hành động mang tính tập thể này.

Theo nhiều cao niên trong vùng, ở phiên chợ mở ra duy nhất một ngày trong năm này người ta có thể đánh nhau với bất kỳ lý do gì, với bất kỳ ai. Năm nào phiên chợ Chuộng càng đánh nhau to thì năm đó, bà con làm ăn càng thuận lợi, may mắn…Theo Văn Định (Nguoiduatin.vn)


Nguồn: docbao.vn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.