Dữ liệu cũ
Thứ năm, 02/04/2020, 15:39 PM

Làm sao để doanh nghiệp hấp thụ được gói 285.000 tỷ đồng?

(CLCS) - Theo các chuyên gia để hấp thụ gói tín dụng 285.000 tỷ đồng lãi suất thấp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì bản thân doanh nghiệp tự thay đổi thì mới có thể tổn tại và phát triển trong gia đoạn khó khăn hiện nay.

Nhiều chính sách cứu doanh nghiệp

Theo Chỉ thị số 11, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thực hiện bảy nhiệm vụ, giải pháp lớn. Đối với nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng.

Kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng).

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020.

Theo đại diện của NHNN, cho biết các tổ chức tín dụng đang xây dựng chương trình hỗ trợ, gói tín dụng để tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng giá trị là 285.000 tỷ đồng trên toàn hệ thống - cao hơn so với con số 250.000 tỷ đồng được đề cập tại hội nghị bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 diễn ra ngày 2/3.

Với 2 gói hỗ trợ: Gói tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khóa khoảng 30.000 tỷ đồng. Đối với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng, đây là tổng các gói mà một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã cam kết để cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn (từ 0,5-1,5%/năm) so với tín dụng thông thường. Tổng số các gói tín dụng này có thể sẽ nhiều hơn khi nhiều ngân hàng tham gia hơn.

4 đặc điểm chính, mục đích là để cho vay mới hỗ trợ các doanh nghiệp hay hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 (hỗ trợ thanh khoản, nhu cầu vốn lưu động…); nguồn vốn chính của các gói này là tiền gửi của người dân và doanh nghiệp (không phải nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước); tập trung cho vay những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

Đối với gói hỗ trợ tài khóa được hiểu là dự tính đối với các khoản miễn, giảm, chi tiêu do dịch Covid-19. Giải pháp gói tài khóa cũng rất quan trọng vì nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đang mong đợi.

1

Nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực như du lịch, xuất nhập khẩu, nông nghiệp, hàng không... bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Doanh nghiệp tự đổi mới để tồn tại

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực như du lịch, xuất nhập khẩu, nông nghiệp, hàng không... gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình khó khăn này, chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan ban ngành đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp.

Theo LS. TS Bùi Quang Tín - chuyên gia kinh tế thì động thái lần này của Ngân hàng Nhà nước tuy đã hỗ trợ rất lớn về dòng tiền, nhưng chỉ hưởng lợi đối với các khoản vay mới. Còn đối với những hợp đồng vay cũ thì rất khó để mà các ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất cho vay trừ khi đối với những lĩnh vực, khách hàng chứng minh được thiệt hại của họ từ Covid-19 lần này và sự hỗ trợ phải tùy theo từng hồ sơ vay. Mà để chứng minh được thiệt hại bây giờ cũng là vấn đề khó khăn với doanh nghiệp.

Cũng theo ông Tín thì mong muốn của các doanh nghiệp là các khoản vay sẽ phù hợp với hơn với bối cảnh hiện nay. Đối với các khoản vay vốn, các doanh nghiệp mong chờ sự hỗ trợ thiết thực hơn nữa từ hệ thống các ngân hàng như tái cơ cấu thời gian trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ.

“Các doanh nghiệp cũng mong các ngân hàng thương mại có chính sách kịp thời như tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp một cách thiết thực hơn nữa. Ví dụ, các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, hay kể cả khó khăn về nguồn nguyên liệu, vì họ chủ yếu nhập từ Trung Quốc nay thị trường này bị gián đoạn. Như vậy các doanh nghiệp này khó khăn cả đầu vào và đầu ra, thì làm gì họ tạo ra được lợi nhuận. Vì vậy, nếu các ngân hàng thấu hiểu được hoàn cảnh của doanh nghiệp thì có những giải pháp thực chất hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp được tốt nhất” - ông Tín phân tích.

Bản thân ông Tín cũng cho rằng, các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp cũng chính là giúp mình, bởi doanh nghiệp có kinh doanh tốt thì khả năng trả nợ của họ mới tốt được. Như vậy, trong bối cảnh này hai bên cùng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên để có thể hấp thụ được gói tín dụng này thì bản thân các doanh cũng nên tự tái cấu trúc lại, đào tạo nhân viên, tìm kiếm thị trường, năng cao năng lực, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn trước.

Cũng theo ông Tín thì trong khó khăn thì có rất cơ hội, nếu thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường nội địa, bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng. Lúc này các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, làm marketing thật tốt, để giữ chân được khách hàng, tạm thời lúc này duy trì được sự ổn định cũng là một thành công. Đợi sau khi hết dịch bệnh doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Vân Thư

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.