Dữ liệu cũ
Thứ hai, 26/05/2014, 15:59 PM

Khi hàng Trung Quốc được phù phép thành hàng Việt Nam để lừa người tiêu dùng.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đi vào tiềm thức của người tiêu dùng Việt Nam và hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Nhưng trước sự tin tưởng của người tiêu dùng với các mặt hàng thương hiệu “Made in Việt nam”, đang có không ít cửa hàng trà trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng để tăng giá bán và thu hút khách hàng.

Chị Nguyễn Thu Linh nhân viên văn phòng trên phố Hoa Lư cho biết: Hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam mấy năm trở lại đây đều chọn mua các sản phẩm thời trang “Made in Việt nam” cho cả gia đình. Cũng thêm lý do là giá cả phù hợp  kiểu dáng đẹp,  nên các sản phẩm bày bán trong những cửa hàng “Made in Việt nam” luôn được chị tin tưởng bởi chất liệu tốt và an toàn hơn hàng Trung Quốc.

Trong một lần gần đây, chị có mua chiếc áo ở một cửa hàng “Việt Nam xuất khẩu” phố Kim Ngưu với giá 300.000 đồng. Chị cho biết chiếc áo này chẳng biết của hãng nào, mác phía bên cạnh sườn áo đã có dấu hiệu bị cắt và nghi ngờ không hiểu đây có phải là hàng Việt Nam sản xuất không?  Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, một đồng nghiệp của chị lại cho biết đã thấy 1 chiếc áo y hệt của chị, cùng chất liệu, màu sắc cũng như kiểu dáng ở một cửa hàng chuyên bán đồ Quảng Châu (Trung Quốc) trên phố Nguyễn Khuyến. Chiếc áo ở cửa hàng này cũng không hề có mác ở cổ áo giống như chiếc áo của chị Hạnh, mác ở sườn áo có in “Made in China” và mức giá chỉ 220.000 đồng.

Cùng suy nghĩ với chị Linh, chị Thu Minh làm công tác tại Công ty Thiết bị đồ dùng học sinh tại Xa La chia sẻ; Tôi được một người bạn giới thiệu mua hàng “Made inViệt nam”  trong ngõ nhỏ đường Trường Chinh. Tôi đến xem hàng thấy khá rẻ và người bán khẳng định đây là hàng Việt Nam, giá rẻ do cửa hàng nhập nhiều nên chiết khấu cao người mua tìm đến đây mua sẽ được lợi vì giá “mềm” so với các cửa hàng khác. Nhưng trong một lần mua hàng chị đã vô tình nghe được “cú” điện thoại của chủ cửa hàng gọi sang tận Trung Quốc yêu cầu đặt thêm hàng vì những mẫu  váy “ăn theo” hàng Việt Nam này đang đắt hàng và được ưa chuộng.

Như vậy, việc người tiêu dùng nghi ngờ là  hàng Trung Quốc và khi có  thắc mắc sẽ được giải đáp cho khách hàng từ các chủ cửa hàng thường có câu trả lời: Đây là hàng xuất khẩu thì phải cắt mác, vì nhiều khi hàng xuất khẩu là hàng ăn trộm, ăn cắp nên phải cắt mác mới mang được ra ngoài, nếu không đã xuất sang tận nước nào rồi, chứ chả có hàng ở đây đâu mà bán. Vì vậy, nếu chỉ  nhìn những thông tin được in trên mác sẽ đánh lừa được nhiều người tiêu dùng.

Những câu chuyện  mua hàng “Made in Việt Nam” nhưng mua phải hàng Trung Quốc  được  chia sẻ khá nhiều trên mạng.Trên trang điện tử  webtretho chị Hoàng Hà chia sẻ trên diễn đàn: Mấy hôm trước chị đến một cửa hàng “Việt nam xuất khẩu” trên phố Lò Đúc và mua một chiếc váy được người bán giới thiệu là hàng Việt Nam xuất khẩu . Tuy nhiên, khi về đến nhà, kiểm tra kỹ thì thấy mác nhỏ bên cạnh sườn áo lại in “Made in China”, chắc nhân viên cắt mác còn sót lại.

 Khi hàng Trung Quốc được “phù phép” thành hàng Việt Nam

Hàng Việt Nam đã đi vào cuộc sống thường nhật của người Việt và dần dần  được người dân tự nguyện chấp nhận. Nhiều người đã thực sự yên tâm khi nhìn thấy dòng chữ “Made in Viet nam” hay “Việt Nam xuất khẩu” có mặt đâu đó trên các tuyến phố, và xem đây là một giá trị đảm bảo của sản phẩm.

Nắm bắt được tâm lý chuộng hàng Việt và cũng chính vì “hám lợi”  muốn bán được nhiều hàng và phục vụ được nhu cầu ưa chuộng hàng “made in Việt nam” ngày càng tăng của người tiêu dùng mà nhiều chủ cửa hàng quần áo đã “phù phép” các sản phẩm không rõ xuất xứ, sau đó gắn mác “xịn” lên những sản phẩm này, rồi treo biển “Made in Việt nam”.

Chị T, một chủ shop bán hàng online khá nổi tiếng cho biết, hàng xuất khẩu xịn thường hiếm và không đủ mẫu, thông thường các shop sẽ nhập hàng là (hàng Việt Nam làm nhái các mẫu quốc tế) hoặc hàng Trung Quốc để trộn vào rồi bán. Bên Quảng Châu, Trung quốc còn có nguyên xưởng gia công quần áo và sản xuất nhãn mác “Made in Viet nam”.

Những chiếc mác “xịn” này, không cần sang Trung Quốc cũng có thể dễ dàng tìm thấy ngay tại phố Hàng Bồ, khu phố chuyên bán phụ kiện may mặc trên địa bàn Hà Nội. Mác quần áo của các thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới được ưa chuộng tại Việt Nam đều có tại đây. Chỉ với giá 50.000 đồng khách hàng đã có thể mua 1 tập nhãn mác khoảng 100 chiếc. Với số mác này, các chủ buôn đã có thể biến quần áo của mình thành hàng “hiệu”.

Trước tình trạng hàng giả hàng nhái ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay, nếu các doanh nghiệp sản xuất hàng có thương hiệu trong nước và các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc ngăn chặn tình trạng trên, thì trong tương lai rất gần người tiêu dùng Việt Nam sẽ mất niềm tin vào thương hiệu “Made in Việt nam”.

                                                                                                        

                                                                                                          Sơn Tùng

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.