Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 20/11/2015, 16:00 PM

Kangaroo quảng cáo "nổ": Dấu hiệu hàng loạt vi phạm

Dùng kết quả thử nghiệm một lần để quảng cáo cho hàng loạt sản phẩm, Kangaroo gây bức xúc cho không chỉ người tiêu dùng mà còn cho chính cơ quan kiểm nghiệm.

 

12-0703
 

 

 

Lập lờ quảng cáo

Để chứng minh dòng sản phẩm đồ gia dụng có tính năng kháng khuẩn, diệt khuẩn khi đưa ra thị trường, Kangaroo đều đính kèm với kết quả thử nghiệm mẫu.

Cụ thể trên catalogue giới thiệu máy lọc nước, Kangaroo đã trưng ra 3 kết quả thử nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1-Quatest1 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). Ngay phía dưới, hình ảnh kết quả, Kangaroo mặc định: “Nhãn hiệu máy lọc nước được Bộ y tế chứng nhận loại bỏ amip” và “Sản phẩm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận loại bỏ Asen”!?

Tương tự, trên trang giới thiệu sản phẩm vòi nước kháng khuẩn dưới hình ảnh kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm của Quatest1, Kangaroo ghi nổi bật công dụng: “Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khi nguồn nước chảy qua”!?.

Với sản phẩm máy bơm nước kháng khuẩn, để chứng minh máy có thể khử asen, Kangaroo cũng trưng kết quả thử nghiệm của Quatest1 tại một phòng thí nghiệm không xác định. Nói về phương pháp thử nghiệm mà Kangaroo công bố, PGS. TS. Trần Hồng Côn (ĐH Khoa học Tự Nhiên) cho rằng, cơ chế chưa rõ ràng khi không nói rõ nồng độ asen pha vào nước là bao nhiêu. “Ozon chỉ có tác dụng oxi hóa chứ không có tác dụng phân hủy hay kết tủa asen. Ngoài ra, nếu đựng vào bình thủy tinh, cũng cho ra kết quả không chính xác bởi asen có thể bám vào thành bình”, ông Côn phân tích.

 

Bàn về tính pháp lý, ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng- TDC) khẳng định, việc nhà sản xuất lợi dụng kết quả thử nghiệm, kiểm nghiệm để quảng bá cho toàn bộ dòng sản phẩm bán trên thị trường là hoàn toàn sai về nguyên tắc.

“Từ kết quả thử nghiệm 1 mẫu mà kết luận cho toàn bộ dòng sản phẩm là không chính xác. Bởi lẽ kết quả thử nghiệm chỉ có giá trị đại diện với mẫu thí nghiệm tại thời điểm đó, không mang tính đại diện đối với toàn bộ dòng sản phẩm. Nếu muốn chứng minh cho toàn bộ dòng sản phẩm, DN phải thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm”, ông Linh lý giải .

Qua đây, Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy cũng yêu cầu Kangaroo sửa ngay nội dung quảng bá của mình lấy danh Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Tương tự, trao đổi với Báo Giao thông, bà Lê Thị Hồng Hảo, Phó viện trưởng Viện kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia khẳng định: “Việc Kangaroo sử dụng kết quả kiểm nghiệm không có khuẩn amip trong nước đầu ra sau lọc của một mẫu sản phẩm (kiểm nghiệm từ năm 2012) để quảng cáo cho loạt sản phẩm máy lọc nước tương tự là sai. Vì vậy, Viện đã gửi công văn yêu cầu công ty này rút toàn bộ quảng cáo có nội dung liên quan đến kết quả kiểm nghiệm của Viện.

Từ câu chuyện quảng cáo của Kangaroo, ông Phan Đức Quế, Trưởng ban Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Bộ Công thương) nhận định: Việc phát triển sản phẩm hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đang là một xu hướng nhiều DN hướng đến. Tuy nhiên, một số DN lợi dụng tâm lý của người tiêu dùng đã quảng cáo quá về các tính năng bảo vệ sức khỏe chưa được kiểm chứng để bán sản phẩm. “Những quảng cáo như vậy không chỉ gây thiệt hại vật chất cho người tiêu dùng vì mất tiền mua sản phẩm không như mong muốn, mà còn có thể gây thiệt hại về sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là với những người đang bị bệnh tật mua các sản phẩm này về sử dụng thay cho việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế”, ông Quế nói.

Theo ông Quế, nội dung quảng cáo như trên cần được phát hiện và xử lý kịp thời để giảm tối đa thiệt hại cho người tiêu dùng. “Pháp luật về cạnh tranh cũng có điều chỉnh đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về hàng hóa. DN vi phạm có thể bị phạt tiền tối đa đến 140 triệu đồng”, Trưởng ban Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho biết.

Mức phạt nhẹ, DN chịu phạt để quảng cáo gian dối

“Hiện trạng về quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gian dối, nói vống lên tác dụng sản phẩm của mình, quảng cáo gây sự nhầm lẫn trong dư luận là khá phổ biến. Kangaroo là một điển hình trong việc quảng cáo gian dối. Đây là điều rất đáng lên án. Bây giờ tôi cảm tưởng như cứ có tiền thì quảng cáo thế nào cũng được. Mức phạt quá nhẹ thì nhiều đơn vị sẵn sàng nộp để tiếp tục thực hiện những loại quảng cáo này”.

(ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương)

Hoài Thu

Mọi thông tin liên quan đến Xã hội, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Theo Báo Giao thông

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.