Hàng ế cổ phiếu ngân hàng: Nơi “cứu” đại gia Việt, nơi vẫn là gánh nặng

(NTD) - Cùng là thân phận hàng ế nhưng các cổ phiếu ngân hàng lại có số phận khác nhau. Trong khi OCB, TPBank “cứu” đại gia Việt thì DongA Bank vẫn là gánh nặng.

Cổ phiếu ngân hàng đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng thị trường chứng khoán Việt Nam. Lúc còn "gà đẻ trứng vàng” nhưng cũng có lúc cổ phiếu ngân hàng khiến đại gia Việt khốn khổ, giữ không đành, bán không xong.

Còn hiện tại, cùng là thân phận hàng ế nhưng các cổ phiếu ngân hàng lại có số phận khác nhau. Trong khi Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) “cứu” đại gia Việt thì Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) vẫn là gánh nặng.

Hàng ế, gánh nặng

Cách đây gần thập kỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam “nóng giãy”, ngân hàng trở thành “cổ phiếu vua”. Cổ phiếu ngân hàng nóng tới mức nhà nhà đầu tư vào ngân hàng, người người đầu tư vào ngân hàng với mức giá cao chót vót.

Khi thị trường chứng khoán đi xuống, cổ phiếu ngân hàng trở thành gánh nặng của nhiều đại gia Việt. Giá trị khoản đầu sụt giảm quá mạnh khiến không ít đơn vị chi hàng trăm tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng. Muốn thoát khỏi gánh nặng này, chủ sở hữu cố gắng bán dưới mệnh giá mà cổ phiếu vẫn ế ẩm.

maritime-donga
DongA Bank là gánh nặng của các doanh nghiệp lớn.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Mobifone là những đại gia “nổi bật” bởi mắc kẹt với cổ phiếu ngân hàng quá lâu. Cả 2 ông lớn ngành viễn thông đều rơi vào tình cảnh nhiều lần đấu giá cổ phiếu ngân hàng dưới mệnh giá nhưng đều thất bại. MobiFone chật vật bán cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và TPBank dưới mệnh giá nhưng cũng không thành công.

Hồi cuối năm 2017, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đấu giá gần 18,9 triệu cổ phiếu OCB với giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phiếu. Đã có 13,16 triệu cổ phiếu được đăng ký mua với giá cao nhất là 14.500 đồng/cổ phiếu và thấp nhất là 13.000 đồng/cổ phiếu. Vietcombank vẫn còn hơn 6,7 triệu cổ phiếu, tương đương với khoảng 30% số cổ phiếu muốn bán đấu giá bị ế.

Cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) không phải là hàng ế với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài, cổ phiếu STB thực sự là gánh nặng khi giảm xuống dưới mệnh giá khiến Eximbank phải chi tiền tỷ trích lập dự phòng.

Giống Sacombank, DongA Bank đã và đang là gánh nặng cho cả Tổng CTCP Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Sabeco và PNJ phải trích hàng trăm tỷ đồng dự phòng rủi ro cho những khoản đầu tư vào DongA Bank.

Nơi “cứu cánh”, nơi gánh nặng

Trong suốt năm 2017, cổ phiếu ngân hàng tăng rất mạnh trên cả thị trường OTC và thị trường niêm yết. Vì vậy, một số “hàng ế”, “gánh nặng” tăng mạnh giúp chủ sở hữu có được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, thậm chí thoát lỗ.

Eximbank là đơn vị may mắn nhất với cổ phiếu ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm nay, những hoạt động chính của Eximbank như huy động vốn và tín dụng đều chưa có nhiều khởi sắc. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế của Eximbank lại tăng rất mạnh.

Nguyên nhân là do Eximbank được “cứu” nhờ một hoạt động bất thường. Đó là thoái vốn khỏi Sacombank. Hoạt động bán cổ phiếu STB mang về cho Eximbank 521 tỷ đồng khoản thu nhập, trong khi cùng kỳ bị lỗ 13 tỷ đồng. 

Vietcombank không chờ hoạt động nào “cứu” như Eximbank nhưng việc “ế” 6,7 triệu cổ phiếu OCB bất ngờ mang lại niềm vui cho Vietcombank. Cuối tháng 4/2018, Vietcombank đã bán được gần 5,2 triệu cổ phiếu OCB. Với mức giá bình quân cao gấp 2 lần giá chào bán, Vietcombank thu về gần 136 tỷ đồng. Con số từ hoạt động bất thường này có đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận cho Vietcombank.

Sau khoảng thời gian khốn khổ vì Sacombank, tới nay, Eximbank đã được hưởng trái ngọt khi cổ phiếu STB tăng giá. Nhưng Sabeco và PNJ lại không có may mắn đó với DongA Bank. Hiện tại, DongA Bank vẫn là gánh nặng của ông lớn ngành bia rượu và ông lớn ngành vàng bạc.

PNJ đã rót 395 tỷ đồng vào DongA Bank. Tại thời điểm 30/6/2018, PNJ phải trích lập đủ 395 tỷ đồng cho khoản đầu tư này. Nguyên nhân là do DongA Bank vẫn chưa thoát khỏi khó khăn và cổ phiếu ngân hàng này vẫn bị hạn chế giao dịch.

Cũng như PNJ, Sabeco vẫn “mắc kẹt” với DongA Bank. Sabeco đã rót hơn 136 tỷ đồng vào DongA Bank. Tuy nhiên, đến thời điểm 30/6/2018, giá trị khoản đầu tư này chỉ được xác định còn hơn 18 tỷ đồng. Sabeco vẫn phải trích lập dự phòng 136 tỷ đồng.

Vy Vy

Bình luận

Nổi bật

Thực trạng trên thị trường bất động sản: Càng chờ giảm, giá sẽ càng tăng

Thực trạng trên thị trường bất động sản: Càng chờ giảm, giá sẽ càng tăng

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

Chuyên gia dự báo câu chuyện chờ giá bất động sản giảm sẽ rất khó. Trong tương lai, người trẻ muốn sở hữu căn nhà cho riêng mình sẽ ngày càng khó khăn. Giá khó giảm, trong khi nguồn cung nhà ở sụt giảm nghiêm trọng khiến giấc mở sở hữu bất động sản của người dân ngày càng xa vời.

Thị trường bất động sản phát tín hiệu cho chu kỳ mới sắp diễn ra?

Thị trường bất động sản phát tín hiệu cho chu kỳ mới sắp diễn ra?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:18

Thị trường bất động sản trong quý I đã ghi nhận những tín hiệu tích cực rõ nét. Số liệu khảo sát đã cho thấy 70% nhà đầu tư đã sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay nếu tìm được sản phẩm phù hợp. Đây có thể coi là tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang từng bước tiến tới chu kỳ phát triển mới.

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Trong năm 2024, hoạt động kinh doanh của CTCP Đá Núi Nhỏ (Đá Núi Nhỏ) là khai thác mỏ đá Mũi Tàu với công suất 1 triệu m3/năm và lợi nhuận trước thuế dự kiến 35 tỷ đồng, giảm 22,9% so với năm 2023.