Dữ liệu cũ
Thứ hai, 24/02/2020, 05:25 AM

Đợt bùng phát Covid-19 sẽ chấm dứt vào mùa hè?

(NTD) - Đợt bùng phát Covid-19 sẽ chấm dứt vào mùa hè như đại dịch SARS năm 2003 đã từng bởi dòng virus corona sợ nắng ấm? Giới y tế, các nhà nghiên cứu và mọi người hy vọng là vậy nhưng vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.

Shanghai
Người dân trên một con phố ở Thượng Hải hôm 17/2. Mọi người đang mong chờ thời tiết nắng ấm với hy vọng chủng Covid-19 sẽ bị tiêu diệt (Ảnh: Reuters)

Nhiều người tin như vậy, không chỉ các nhà lãnh đạo của Trung Quốc mà nhiều nước khác. Trong khi đó, các nhà khoa học cũng đoán rằng virus corona sẽ không tồn tại lâu trong thới tiết nóng. Nhưng đây có phải là sự thật không thì chưa ai dám chắc.

Số ca được xác định nhiễm bệnh có dấu hiệu giảm xuống trong vài ngày qua, và mỗi ngày có nhiều bệnh nhân xuất viện. Nhưng cái chính là mọi người vẫn chưa có câu trả lời: Khi nào số người bị nhiễm sẽ giảm và căn bệnh sẽ biến mất?

Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan), nhà khoa học hàng đầu về bệnh đường hô hấp nổi tiếng vì vai trò khống chế dịch SARS năm 2003, đã phát biểu hôm 17/2 rằng ông chờ đợi các các ca nhiễm Covid-19 mới sẽ lên đỉnh điểm vào cuối tháng 2. Nhưng điều đó đánh dấu thời điểm xoay chuyển tình thế hay không tùy thuộc vào khả năng chống dịch trên toàn Trung Quốc.

Wang Chen, một chuyên gia về bệnh hô hấp thuộc Viện Kỹ thuật Trung Quốc, nói với kênh truyền hình nhà nước CCTV rằng các biện pháp kiểm dịch cần thiết cùng với thời tiết ấm sẽ giúp hạn chế việc lây lan.

Về lý thuyết, virus Covid-19 – thuộc dòng virus corona bao gồm luôn virus gây bệnh SARS và MERS – rất nhạy cảm với nhiệt độ. Tất cả virus đều được tạo từ phân tử acid nucleic được bao bọc bởi một cái vỏ bằng protein có tên capsid. Một vài virus, trong đó có virus corona, có lớp màng bên ngoài lớp vỏ nữa, và lớp màng này rất nhạy cảm với sức nóng.

Covid-19 ổn định ở nhiệt 4oC và có thể tồn tại trong nhiều năm ở nhiệt độ -60oC, theo Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CCDC). Ở nhiệt độ cao, CCDC nói rằng độ kháng cự của virus giảm, nhưng nhiệt độ chỉ ảnh hưởng thời gian tồn tại của virus, không phải khả năng lây nhiễm của nó.

Dòng virus corona gây bệnh SARS cũng tương tự vậy. Hai nhà nghiên cứu Bao Zuoyi và Liu Yongjian thuộc Học viện Quân sự Trung Hoa nói rằng SARS ổn định ở nhiệt độ 4oC, nhưng mất đi hoạt tính trong ba ngày ở nhiệt độ 37oC và chỉ có thể tồn tại trong 15 phút ở -70oC.

Trong đợt bùng phát SARS năm 2003, cứ mỗi độ C tăng ở Hong Kong – nơi có gần 300 người thiệt mạng vì virus này, số ca nhiễm bệnh giảm 3,6%. Căn bệnh SARS tồn tại trong tám tháng.

Tương tự Covid-19, trường hợp đầu tiên của SARS được ghi nhận vào cuối năm trước. Các ca bệnh được xác định đạt đỉnh vào tháng 4/2003, và không có bệnh nhân nào được phát hiện vào tháng 7 năm đó. Các nhà khoa học chưa tìm được phương thức chữa trị và phần lớn mọi người tin rằng virus này bị diệt trong thời tiết ấm áp. 

SARS.jpg
Bức ảnh chụp ngày 2/5/2003 trên đường phố Hong Kong với trang báo của Times "SARS: Có thể chấm dứt? Thời kỳ mới của đại dịch" - Ảnh: AP

Trong sách “SARS: How a Global Epidemic Was Stopped” – tạm dịch “SARS: Làm thế nào đại dịch toàn cầu bị ngăn chận” của ông Shigeru Omi - cựu giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, thì cơ quan phụ trách y tế của Liên Hiệp Quốc nhận định rằng cơn dịch bị tiêu diệt bởi hệ thống báo cáo minh bạch các trường hợp bị nhiễm bệnh, nỗ lực kiểm soát dòng di cư của người bệnh và thời tiết ấm.

Nhưng sự khác biệt của SARS và Covid-19 làm các bác sỹ và chuyên viên nghiên cứu khó lượng đoán sự hồi phục của chủng virus mới. Không giống SARS vốn chỉ lây nhiễm bởi bệnh nhân có dấu hiệu rõ rệt như sốt, bệnh nhân mang virus Covid-19 có thể lây lan bệnh mà không có bất cứ triệu chứng nào. Điều này khiến việc kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn.

Một nghiên cứu mới công bố hôm 15/2/2020 trên trang thông tin y khoa bioRxiv cho thấy Covid-19 lây nhiễm nhanh và rộng hơn SARS. Báo nào này thực hiện bởi các nhà khoa học Đại học Texas do nhà nghiên cứu Jason McLellan làm trưởng nhóm. Ông McLellan đã dành nhiều năm nghiên cứu các chủng virus corora như SARS và MERS.

Khi nhiệt độ tăng cao, virus corona lơ lửng trong không khí hay bám vào các bề mặt – cả hai nơi này nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng chỉ khi xâm nhập cơ thể, khả năng gây nhiễm của nó không giảm hoặc mất đi, bác sĩ Ma Ke thuộc Bệnh viện Wuhan Tongji giải thích.

Ricky Hồ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.