Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 24/06/2017, 06:41 AM

Để không thiệt hại lúc lũ cao đổ về

(NTD) - Vụ thu đông ở ĐBSCL, hàng năm dù lũ về ít hoặc nhiều thì các cơ quan nông nghiệp địa phương cũng như bà con nông dân đều chuẩn bị phương án sạ lúa "né" lũ

36-38-PR-BinhDien-1-7f
Doanh nhân Lê Quốc Phong,Tổng GĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền.

Để tránh thiệt hại không đáng có, rút kinh nghiệm những năm bình thường lũ cao đổ về vào khoảng tháng 9 Dương lịch trở đi, lúc này lúa ở An Giang, Đồng Tháp, bắc Long An…nếu chưa gặt kịp thì bà con chạy lũ rất vất vả. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một phần do biến đổi khí hậu, phần do nhiều đập cao ở thượng nguồn nên nước đổ về ĐBSCL rất ít và trễ, như 2016 lũ về khá trễ và thấp hơn nhiều so với các năm trước đó. Vụ thu đông năm nay được cảnh báo là lũ có khả năng về sớm, mức lũ có thể không cao, tuy nhiên do biến đổi khí hậu nên khó dự đoán được chính xác, vì vậy bà con vẫn phải chủ động.

Thực tế các năm cho thấy những vùng có đê bao cải tiến (đê bao kín nhưng có cống để chủ động cho nước ra, vào) thì dù lũ cao vẫn yên tâm, những nơi không có đê bao mà mặt ruộng thấp thì rất bấp bênh. Vì vậy, bà con nên làm theo khuyến cáo của địa phương để không bị thiệt hại lúc lũ cao đổ về, bà con cần kết hợp kinh nghiệm các năm gần đây và lấy mốc đỉnh lũ cao để quyết định khu vực nào nên gieo sạ, khu vực nào nên tận dụng trồng cây màu ngắn ngày để vừa có thêm thu nhập vừa không lo lắng về lũ.

Đặc điểm của vụ thu đông là vừa thu hoạch vụ hè thu sớm vừa làm đất gieo sạ nên bà con chú ý xử lý đất và gốc rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ. Theo kết quả nghiên cứu của GS.Nguyễn Bảo Vệ, thì đất phải được cày ải phơi ruộng ít nhất là 3 tuần thì mới tránh được ngộ độc hữu cơ. Vì vậy, những ruộng vừa thu hoạch xong vụ trước mà phải làm đất gieo sạ ngay thì cần phải phun nấm trichodenma kết hợp bón thêm vôi bột và phân lân rồi cày vùi, bừa trục thật kỹ mới sạ. Một số bà con đốt đồng, rơm rạ chưa cháy hết, không làm đất mà sạ thẳng cũng cần bón thêm vôi và tăng cường bón thêm lân nung chảy, để cây lúa có khả năng vươn nhanh. Ở những vùng có loại phân Đầu Trâu hạ phèn thì bà con nên bón từ 30-50 kg/công rồi cày trục kỹ để sạ, không nên sạ quá dày, chỉ cần sạ mức trung bình khoảng 10 kg/công mà lúa vẫn lên tốt, năng suất cao. Việc bón phân cho lúa sau sạ, theo tài liệu tổng kết 3 năm liên tục của 13 tỉnh ĐBSCL trong chương trình ”sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” thì nơi nào sử dụng loại phân Đầu Trâu TE-A1 và TE-A2 bón cho cây lúa thì nơi đó tiết kiệm được 30% chất N năng suất cao hơn ruộng sử dụng các loại khác bình quân từ 400-500 kg thóc/ha lợi nhuận cao hơn bình quân từ 3,5-7 triệu đồng/ha, có vùng trên 11 triệu đồng/ha.

Vụ thu đông tuy có những diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu, nhưng nếu bà con có sự chuẩn bị tốt, biết cách sạ né lũ và chuyển đổi trồng cây màu ngắn ngày ở vùng thấp và tuân thủ theo khuyến cáo của cơ quan nông nghiệp địa phương thì bà con có thể yên tâm để chờ một mùa bội thu.

Lê Quốc Phong

_NTD_So 100_xem34
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.