Dữ liệu cũ
Thứ ba, 07/04/2015, 14:20 PM

“Cú đúp” tăng giá và sức ép đối với kinh tế

(NTD) - “Cú đúp” tăng giá xăng, điện ngay từ quý 1/2015 đã gia tăng sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất nhất là những doanh nghiệp sử dụng điện là nguồn năng lượng chủ yếu.

Cu dup tang gia 1

Cú đúp xăng điện khiến người tiêu dùng trở tay không kịp

Chỉ số CPI đang có cơ hội tăng trở lại sau nhiều tháng giảm chậm chạp và theo nhiều chuyên gia, tăng giá 2 mặt hàng không thể không tác động đến tốc độ và mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo Hiệp hội Thép, tăng giá điện càng khiến ngành thép hết sức khó khăn. Trong tình trạng giá thép thế giới giảm, hàng hóa thép đang tồn kho lớn vì cung vượt cầu tới 50%, giá điện tăng sẽ tạo sức ép hết sức lớn lên các doanh nghiệp, làm họ yếu thế hơn trong cuộc cạnh tranh với thép ngoại nhập. Theo các doanh nghiệp thép như Hòa Phát, Pomina… giá điện hiện chiếm tới 30% giá thành trong sản xuất thép, tăng giá điện nghĩa là tăng giá thành. Trong điều kiện hàng hóa tồn kho quá lớn chưa bán được, cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đều không thể tăng giá vì khách hàng không chấp nhận, đây có thể coi là bài toàn hóc búa với các doanh nghiệp.

Nhưng không chỉ có lĩnh vực sản xuất thép, các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thậm chí gia công xuất khẩu đều đang hết sức lo lắng với “cú đúp” tăng giá này. Nó trực tiếp tác động đến đầu vào và đương nhiên làm tăng thêm giá thành sản phẩm, ảnh hưởng mạnh đến đầu ra hiện đang rất khó khăn của các doanh nghiệp.

Các công ty gia công hàng xuất khẩu may, da giày cũng lao đao với việc tăng giá 2 mặt hàng chiến lược. Giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục giảm trong khi đơn hàng ít đi. Theo các doanh nghiệp may, điện xăng tăng làm tăng giá từ 10 đến 15% giá thành sản xuất. Chưa kể những chi phí khác cũng sẽ tăng theo giá điện và giá xăng. Các nhà cung cấp bao bì, phụ liệu, vật tư cũng buộc phải tăng giá. Tất cả chi phí này sẽ tạo sức ép lớn lên tất cả các doanh nghiệp.

Để ứng phó với việc tăng giá điện và xăng, đương nhiên, các doanh nghiêp phải có kế hoạch thích ứng. Tiết giảm chi phí, hạn chế thấp nhất tác động của chi phí với giá thành là việc phải làm. Nhiều doanh nghiệp tìm cách tiết kiệm năng lượng tối đa. Đầu tư công nghệ mới sử dụng ít năng lượng. Tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Sắp xếp khung giờ phù hợp để sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất... Trong tất cả giải pháp đặt ra, giải pháp nào cũng quan trọng. Nhưng đầu tư công nghệ mới đòi hỏi vốn lớn và không thể làm ngay một sớm một chiều. Các giải pháp khác là giải pháp vi mô, thuộc về quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang rất cần những giải pháp quản lý vĩ mô phù hợp và việc tăng giá các mặt hàng chiến lược phải được đặt trong một mục tiêu chung: lợi ích tổng thể của nền kinh tế.

Cu dup tang gia 2

CPI chỉ giảm trong 1 tháng và liên tiếp tăng ở những tháng tiếp theo

Tăng giá, đương nhiên có lợi cho các doanh nghiệp điện và xăng. Nhà nước, Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ bớt phải tính toán hỗ trợ ngành điện, xăng. Nhưng ngược lại, các doanh nghiệp và nền sản xuất sẽ phải trả tiền nhiều hơn cho điện và xăng. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xi măng, nước sạch, thức ăn gia súc, phân bón, khách sạn… sẽ phải chi thêm hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng cho chi phí đầu vào. Còn với kinh tế vĩ mô, theo tính toán của các cơ quan chức năng, việc giá điện tăng 7,5% sẽ làm chỉ số CPI tăng khoảng 0,46%. Xăng tăng giá sẽ trực tiếp làm tăng CPI tháng 4 khoảng 2% và gián tiếp làm 2 tháng tiếp theo tăng thêm 0,48%. Với đông đảo người tiêu dùng, tăng giá điện và xăng cùng thời điểm không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng mạnh đến đời sống thường nhật. Chi tiêu hàng tháng của người lao động sẽ phải cắt giảm. Theo các chuyên gia, nếu giá xăng duy trì ở mức 15.600 đồng/lít, kỳ vọng cầu tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng. Còn giá cao hơn, người tiêu dùng sẽ phải thắt lưng buộc bụng và tất nhiên sức tiêu thụ toàn xã hội sẽ giảm.

Tuy nhiên, bóng ma tăng giá vẫn treo lơ lửng, đang bám đuổi nền kinh tế và người tiêu dùng. Theo EVN, lần tăng giá điện này giúp họ tăng doanh thu thêm 1.300 tỷ đồng, lãi 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng theo EVN, mức lãi này chỉ mới xử lý được 926 tỷ đồng trong khoản lỗ tỷ giá còn “treo” chưa tính vào giá điện trong tổng số 8.800 tỷ đồng. Vì vậy, vẫn còn 7.800 tỷ đồng còn neo lại, sẽ phải xử lý trong các năm sau. Và, lần tăng giá này, theo EVN mới chỉ đạt mức 86,87% so với mức giá trần mà Chính phủ cho phép, vẫn còn biên độ tăng giá từ 12% đến 13%. Nghĩa là, trong tương lai, giá điện còn tiếp tục tăng. Giá xăng cũng không đi ra ngoài quỹ đạo tăng phi mã, giảm nhỏ giọt, giành lợi ích cho các doanh nghiệp và đẩy gánh nặng về phía người tiêu dùng.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Nguyễn Hoàng

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.