Tin - Ảnh
Thứ tư, 21/08/2024, 19:27 PM

Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây dừa

(CL&CS) - UBND tỉnh Bến Tre xác định cây dừa là cây công nghiệp chủ lực, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện về xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến dừa gắn với nhu cầu tiêu thụ trong nước và quốc tế. Nhờ tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng các sản phẩm chế biến từ dừa của tỉnh không ngừng được nâng lên.

Tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng các sản phẩm chế biến từ dừa luôn được nâng cao

Thông tin với báo chí, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã và đang tập trung tiếp tục phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bến Tre hiện có hơn 200 sản phẩm được sản xuất, chế biến từ dừa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: Cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, kẹo dừa, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, dầu dừa,… 

DUA BT

“Xứ sở dừa Việt Nam” giúp địa phương thu về hơn 400 triệu USD mỗi năm

UBND tỉnh Bến Tre đã xác định cây dừa là cây công nghiệp chủ lực, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện về xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến dừa gắn với nhu cầu tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hiện nay, nhờ tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng các sản phẩm chế biến từ dừa của tỉnh Bến Tre không ngừng được nâng lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến sản xuất các dòng sản phẩm tinh dầu dừa phục vụ phân khúc thị trường cao cấp.

Tính đến tháng 6/2024, diện tích dừa toàn tỉnh Bến Tre hơn 79.000ha, lớn nhất cả nước. Tỉnh được mệnh danh là “Xứ sở dừa Việt Nam” giúp địa phương thu về hơn 400 triệu USD mỗi năm. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện để phát huy lợi thế về tiềm năng của cây dừa, một trong những cây công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Quan tâm và tạo mọi điều kiện về xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến dừa gắn với nhu cầu tiêu thụ trong nước và thị trường quốc tế. Nhờ tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng các sản phẩm chế biến từ dừa của tỉnh không ngừng được nâng lên. 

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến sản xuất các dòng sản phẩm tinh dầu dừa phục vụ phân khúc thị trường cao cấp. Các sản phẩm kẹo dừa và sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất tự động khép kín thay cho cách làm thủ công truyền thống. Gỗ dừa cũng được khai thác, xuất khẩu và trở thành nhóm sản phẩm có giá trị kinh tế cao… Tính đến nay, các sản phẩm từ dừa của tỉnh đã xuất khẩu sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tiếp tục được các doanh nghiệp giữ vững và mở rộng.

Với diện tích dừa trên 79.000ha, tỉnh có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2. Ngành nông nghiệp rất có tiềm năng tham gia thị trường tín chỉ Carbon, cũng như hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu.

Mục tiêu phát triển ổn định 79.000 ha dừa, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư

Ngày 26/01/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 431/QĐ-BNN-BNNPTNT phê duyệt đề án “Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030” Trong đó dừa là một trong sáu loại cây công nghiệp chủ lực quốc gia (gồm cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa), được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn chiếm 88% tổng diện tích trồng dừa của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh, gồm Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (chiếm 80% tổng diện tích trồng dừa của vùng).

Từ 2018, lãnh đạo bốn tỉnh này đã thành lập ban điều hành liên kết bốn tỉnh thực hiện các hoạt động liên kết tiểu vùng giữa bốn tỉnh, lấy ngành hàng dừa làm không gian liên kết, vì dừa là sản phẩm nông nghiệp chủ lực và tiềm năng của cả bốn tỉnh.

Số liệu thống kê vào năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong giai đoạn 2011 - 2021, tổng diện tích dừa của Việt Nam tăng trưởng bình quân 2,7%/năm, và tính đến 2022 thì tổng diện tích dừa đạt khoảng 194.000 ha, tập trung ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long mà chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu trong giai đoạn 2024 - 2025 sẽ phát triển ổn định 79.000 ha dừa. Xây dựng vùng sản xuất tập trung dừa, gắn với phát triển chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa.

Cụ thể, phát triển 1.500 ha dừa hữu cơ nâng tổng diện tích dừa hữu cơ toàn tỉnh lên 20.000 ha; diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 2.000 ha; cải tạo 1% vườn dừa kém hiệu quả, vườn dừa lão để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm dừa.

Kế hoạch cũng nâng giá trị ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 17,2%/năm; kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,58%/năm, hướng đạt khoảng 1 tỷ USD; đồng thời nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang nét độc đáo riêng của du lịch sinh thái sông nước xứ dừa.

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh sẽ duy trì và phát triển ổn định 80.000 ha dừa. Gồm phát triển 5.000 ha dừa hữu cơ nâng tổng diện tích dừa hữu cơ lên 25.000 ha; diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 6.000 ha; cải tạo 5% vườn dừa kém hiệu quả, vườn dừa lão. Mục tiêu giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 15,74%/năm; kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 14,87%/năm, đạt khoảng 2 tỷ USD.

PGS.TS Trần Trung Tính – Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, giá trị mới của cây dừa chính là tiềm năng lưu giữ carbon, đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính và hướng đến nền sản xuất carbon thấp. Theo ông Tính, việc tận dụng tiềm năng lưu giữ carbon của cây dừa không chỉ góp phần vào chiến lược giảm phát thải của Việt Nam, còn mở ra cơ hội kinh tế mới thông qua phát triển các thị trường tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ sản xuất xanh, thân thiện với môi trường.

Tập trung chiến lược phát triển ngành dừa chất lượng, bền vững

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, cho biết, toàn tỉnh với hơn 79.000 ngàn ha trồng dừa; trong đó, dừa công nghiệp chiếm khoảng 75%, còn lại là dừa uống nước. Giá trị sản xuất ngành chế biến dừa năm 2023 ước đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 2,74% so cùng kỳ và chiếm 9,57% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD, tăng 1,63% và chiếm 27,45% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Mặc dù có nhiều đóng góp lớn đối với kinh tế của tỉnh, ngành dừa vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, thiếu cân đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và năng lực vốn để nâng cấp công nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất.

Hiện tỉnh Bến Tre đang mời gọi kết nối các tổ chức hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn cách tính tín chỉ Carbon, đánh giá chứng nhận, thị trường tiêu thụ, phục vụ công tác hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành dừa một cách bền vững.

Đồng thời, ký kết hợp tác về đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2024 - 2025. Đồng thời, các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ, sát hợp các nội dung về vai trò, vị trí cây dừa và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cây dừa, tiềm năng lưu giữ Carbon của cây dừa hướng đến nền sản xuất Carbon thấp.

Phát huy vai trò của cây dừa trong phát triển nông nghiệp. Khả năng phát triển ngành dừa phát thải thấp và hướng đến thị trường Carbon cho cây dừa. Các chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển bền vững về cây dừa, phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành dừa; ngành dừa tỉnh tham gia nền kinh tế Carbon thấp; những định hướng trong xây dựng khung chiến lược, khung tiêu chuẩn, khung chính sách cho thị trường giao dịch chứng chỉ Carbon cho ngành dừa tỉnh góp phần phát triển phát triển bền vững về cây dừa.

UBND tỉnh cũng mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh nói riêng và các tỉnh, thành trồng dừa nói chung về vấn đề liên quan đến phát triển bền vững cây dừa, cũng như tiềm năng và cơ hội tham gia thị trường Carbon của ngành dừa tỉnh.

Địa phương tiếp tục phát triển sản xuất cây dừa là cây công nghiệp chủ lực, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất từ xây dựng vùng trồng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã và tổ hợp tác là cầu nối doanh nghiệp với hộ gia đình trồng cây công nghiệp chủ lực. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác, ưu tiên hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động cho hợp tác xã hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm cây công nghiệp chủ lực.

Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua các hợp tác xã và tổ hợp tác để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, thực hiện sản xuất theo quy trình GAP và tương đương, gắn với xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Về khoa học công nghệ, tiếp tục đầu tư duy trì, lưu giữ nguồn gen cây công nghiệp chủ lực hiện có, bổ sung nguồn gen mới phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ; nghiên cứu chọn tạo, nhập nội các giống cây công nghiệp chủ lực mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với từng vùng sinh thái, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Chăm sóc, quản lý cây đầu dòng, vườn đầu dòng hiện có; đồng thời, tiếp tục bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn đầu dòng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp cây giống cho các địa phương.

Phát triển và ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tối đa các phụ phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến một số cây công nghiệp chủ lực (cà phê, điều, dừa..) để phục vụ lại cho sản xuất nông nghiệp. Tuyên truyền thực hiện việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại từ các bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... trong quá trình sản xuất cây công nghiệp chủ lực. Đầu tư khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực, đáp ứng rộng rãi nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Thời gian tới, tỉnh Bến Tre thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, củng cố, phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác, ưu tiên hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động cho hợp tác xã hoạt động sản xuất, chế biến. Phối hợp với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu dừa, chính quyền, đoàn thể địa phương xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung gắn với chuỗi giá trị; trong đó, chú trọng việc liên kết, tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ.

Ngô Vân

Bình luận

Nổi bật

Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 08:51

(CL&CS) - Ngày 14/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.

Bản tin CL&CS: Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ

Bản tin CL&CS: Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:58

(CL&CS) - Những nội dung chính: Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ; Tổ chức Trung thu cho trẻ em vùng bão lũ; Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3; Doanh nghiệp thay đổi xu hướng tuyển dụng cuối năm.

ACB nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

ACB nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:52

(CL&CS) - Để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, ngày 10/9 vừa qua Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã trực tiếp ủng hộ 2 tỷ cho MTTQ Việt Nam.