Bộ Công an đề xuất 'thưởng' đến 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông
Nghị định sẽ cụ thể hóa các nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý, sử dụng, và quyết toán kinh phí, cũng như các nội dung và mức chi cho các hoạt động liên quan.
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe. Nghị định sẽ cụ thể hóa các nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý, sử dụng, và quyết toán kinh phí, cũng như các nội dung và mức chi cho các hoạt động liên quan.
Theo dự thảo, các cơ quan có quyền sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm giao thông bao gồm: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Ban An toàn giao thông các tỉnh và thành phố.
Các Ban An toàn giao thông ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các lực lượng khác tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông thuộc lực lượng công an, Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố cũng sẽ được sử dụng kinh phí này.
Đối với kinh phí thu từ đấu giá biển số xe, Bộ Công an và các lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông thuộc công an cũng sẽ được phân bổ kinh phí.
Một điểm nổi bật của dự thảo là quy định về việc chi tiêu từ kinh phí thu được từ các khoản phạt vi phạm giao thông, cụ thể như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm và làm thêm giờ: Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Mua sắm trang thiết bị và phương tiện: Để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Thăm hỏi và hỗ trợ: Nạn nhân tai nạn giao thông cùng gia đình nạn nhân trong các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Cụ thể:
Bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm: Tối đa 200.000 đồng/người/ca (mỗi ca từ đủ 4 giờ trở lên, từ 22h00 hôm trước đến 6h00 hôm sau), không quá 10 ca/tháng.
Bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ùn tắc giao thông:
TP Hà Nội và TP.HCM: 100.000 đồng/ca/người, không quá 15 ca/tháng.
TP Hải Phòng và TP Đà Nẵng: 100.000 đồng/ca/người, không quá 10 ca/tháng.
TP Cần Thơ: 100.000 đồng/ca/người, không quá 5 ca/tháng.
Thưởng cho tập thể hoặc cá nhân cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 5 triệu đồng/vụ việc.
Hỗ trợ cho người thực hiện kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính, tuần tra kiểm soát trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: 300.000 đồng/người/ngày.
Linh Chi
- ▪Khuyến cáo người dân nêu cao cảnh giác 'bẫy' gọi điện thông báo phạt nguội vi phạm giao thông
- ▪Áp dụng quy định xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản từ tháng 7/2024
- ▪Quý I/2024, trên 1 triệu người vi phạm giao thông, thu hơn 2.000 tỉ đồng
- ▪Bà Rịa - Vũng Tàu: Chính thức xử phạt vi phạm giao thông qua camera trên quốc lộ 55 và 56
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.