Dữ liệu cũ
Thứ năm, 28/06/2018, 13:54 PM

Bản tin Kinh tế Tiêu dùng: Thương hiệu Rượu Việt sản xuất “chui”, “qua mặt” cơ quan chức năng?

(NTD) - Những nội dung chính: Lập chợ hải sản trái phép trên đường Bằng Liệt; Ngập tràn đồ chơi nguy hiểm, bạo lực, tên gọi phản cảm trên Lazada; Chính phủ siết chặt quản lý việc nhập “rác” vào Việt Nam; “Mập mờ” cơ sở sản xuất của thương hiệu “Rượu Việt”; 12 cơ sở bị xử lý vì vi phạm an toàn thực phẩm.

 

Lập chợ hải sản trái phép trên đường Bằng Liệt quận Hoàng Mai- TP Hà Nội

Theo tìm hiểu được biết, 17h chiều hằng ngày, chợ được bày bán đông đúc với nhiều mặt hàng khác nhau nhưng chủ yếu là hải sản. Ngay khi vừa đến khu vực Cầu Dậu giao với đầu đường Bằng Liệt, một mùi hải sản nồng nặc vô cùng khó chịu sộc vào mũi.

Đặc biệt, vào giờ cao điểm kèm theo việc người dân dừng xe dưới lòng lề đường mua bán hàng hóa khiến tuyến đường trên trở nên ách tắc nghiêm trọng nhưng không hề có lực lượng chức năng xử lý?

Trong vai một tiểu thương muốn mở sạp bán hàng tại khu khu vực này, chúng tôi được một người bán hải sản tiết lộ: "Nếu muốn bán ở đây thì phải làm luật. Phía bên phí là 2 triệu/ 1 tháng còn phía bên ngoài đầu đường là 2,5 triệu/ 1 tháng".

Trên tuyến đường này có hàng chục sạp bán hàng lớn nhỏ, vậy theo như lời người bán hải sản tiết lộ tính nhanh có thể thấy số tiền làm luật mỗi tháng sẽ lên tới hàng chục triệu đồng. Số tiền trên sẽ về tay ai và được sử dụng như thế nào?

Bên cạnh việc lập chợ trái phép, PV cũng ghi nhận tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và những người bán hàng ở đây để lại sau mỗi buổi "họp chợ". Thùng xốp, túi bóng, xác hải sản được vứt bừa bãi trong khu vực kéo theo mùi hải sản nồng nặc nhiều ngày không hết.

Như vậy, lý do gì những sạp hàng trái phép được lập lên kinh doanh mà không bị xử lý? Có hay không việc lợi ích nhóm, "chống ưng" cho sai phạm tồn tại như lời người bán hải sản tiết lộ?

Ngập tràn đồ chơi nguy hiểm, bạo lực, tên gọi phản cảm trên Lazada.

Được biết đến là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại, máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao…

Tuy nhiên, trên trang web bán hàng của lazada lại đăng bán tràn lan những đồ chơi nguy hiểm, các loại đồ chơi bạo lực trẻ em.

Tại đây, các loại loại đồ chơi nguy hiểm, bạo lực như dao bấm, dao gấp, spiner lưỡi dao được rao bán tràn lan với giá từ 50.000 đến 500.000. Đặc biệt, mặt hàng súng bắn đạn nhựa khác như súng lục, súng săn...được quảng cáo nhiều nhất với xuất xứ Hồng Kông (Trung Quốc), lực bắn mạnh, độ chính xác cao… giá từ 150.000 đến 500.000/khẩu. Với những loại súng mới có hoặc mới nhập về thuộc hàng “cao cấp” có giá bán lên tới vài triệu đồng/sản phẩm.

Bên cạnh những sản phẩm mang tính bạo lực được rao bán tràn lan, một số sản phẩm được rao bán trên Lazada lại có những tên gọi rất phản cảm, gây khó chịu cho khách hàng khi tìm mua sản phẩm.

Trước thực trạng sản phẩm dành cho trẻ nhỏ mang tính bạo lực được rao bán tràn lan hay những sản phẩm với những tên gọi phản cảm như vậy, người tiêu dùng nên cân nhắc thật kỹ trước khi mua sản phẩm. Đối với các bậc phụ huynh có trẻ nhỏ, chỉ nên mua các sản phẩm đồ chơi trẻ em có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đầy đủ và không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi bạo lực.

Theo Điều 5 - Nghị định 59/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/6/2006, quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nêu rõ: Nghiêm cấm thương nhân và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Theo đó, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo của Nghị định 59/NĐ-CP nêu rõ: Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử) thuộc loại hàng hóa bị cấm kinh doanh.

Chính phủ yêu siết chặt quản lý việc nhập “rác” vào Việt Nam 

Mới đây, văn phòng chính phủ đã có công văn yêu cầu 4 bộ, nghành là bộ Tài chính, Công thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên môi trường, quản lý chặt chẽ và giám sát việc nhập phế liệu vào nước ta sau khi xuất hiện thông tin phía Trung Quốc đang cấm nhập khẩu phế liệu vào nước này.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5/2018, cả nước nhập hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, kim ngạch hơn 744 triệu USD (đạt hơn 16.900 tỷ đồng).

Hiện Việt Nam nhập khẩu phế liệu nhiều nhất của Nhật Bản, với hơn 546.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch 200 triệu USD, thị trường thứ 2 là Hoa Kỳ, với lượng nhập phế liệu sắt thép vào khoảng 389.000 tấn, kim ngạch 138 triệu USD.

Trước đó  CA cũng đẫ từng phát hiện rất nhiều vụ nhập rác điện tử, rác thải y tế, rác bẩn vào nước ta. Nếu không có biện pháp quản lý mạnh tay và xử phạt nghiêm khắc thì Việt Nam sẽ sớm trở thành “bãi rác” của khu vực và thế giới.

Thương hiệu Rượu Việt "né tránh" báo chí?

Trong tâm điểm tiêu dùng số trước, Báo Người tiêu dùng đã có phản ánh về sản phẩm của công ty Rượu Việt mập mờ về nhãn mác và nơi sản xuất. Để tiếp tục thông tin tới bạn đọc PV đã tìm đến văn phòng đại diện của công ty này tại số 102 – nhà G2 – Thành Công – Ba Đình – Hà Nội. Tại đây chúng tôi được nhân viên thông báo giám đốc đi vắng và không thể trả lời báo chí.

Qua trao đổi với PV, nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Rượu Việt cũng không hề biết nơi sản xuất sản phẩm ở đâu. Khi sản phẩm nhập về văn phòng họ chỉ biết bán.

Tuy nhiên điều kỳ lạ là ở nhãn mác của các sản phẩm công ty này bán ra thị trường ghi rất rõ ràng được sản xuất tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hiếu có trụ sở tại số 7 ngõ 285 Ỷ La, Dương Nội, Hà Đông. Ngoài ra nhân viên công ty này còn cho biết, công ty không kiểm soát về chất lượng rượu, chất lượng rượu do đơn vị sản xuất phụ trách, công ty chỉ nhập về bán. 

Thậm chí văn phòng của công ty này tại 102 – nhà G2 – Thành Công còn đóng cửa khi PV đến liên hệ làm việc. Khi gọi điện thoại thì không có bất kỳ ai nghe máy.

Vậy liệu sản phẩm họ bán ra có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay được sản xuất đúng quy trình với các loại máy móc đạt chuẩn hay không? Lý do gì mà công ty CP sản xuất Rượu Việt "né tránh" báo chí? Câu trả lời xin được nhường lại cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ.

12 cơ sở bị xử lý vì vi phạm an toàn thực phẩm

Quảng cáo sai quy định, xử dụng hình ảnh, uy tín của các cơ sở, đơn vị ý tế, quảng cáo không đúng sự thật là thực trạng đang diễn ra trên thị trường thuốc hiện nay. Mới đây nhất, cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã có quyết định xử phạt đối với 12 cơ sở sản xuất thuốc quảng cáo sai quy định, vi phạm an toàn thực phẩm.

Tổng số tiền phạt lên tới 475 triệu đồng, trong đó công ty có mức xử phạt nặng nhất là công ty cổ phần phát triển dược thảo Việt Nam với số tiền 100tr đồng. Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên website http://hamomax.vn gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Theo luật quảng cáo quy định: Các loại thực phẩm chức năng không được quảng cáo gây hiểu nhầm thanh thuốc chữa bệnh hay nói về công dụng có thể chưa bệnh.

Thanh Dân - Huyền Anh

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.