Vì sao Masan giữ vững vị thế tập đoàn kinh tế tư nhân top đầu Việt Nam?

(CL&CS) - Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP đáng kể trong năm 2022, là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu do tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh khó khăn ấy, Masan là một trong số ít tập đoàn kinh tế tư nhân đã có những phương cách thích ứng kịp thời và chuyển đổi mạnh mẽ để giữ vững tăng trưởng và phát triển bền vững.

Vừa qua, Tập đoàn Masan cùng các công ty thành viên như Masan Consumer, WinCommerce, Masan MEATLife, Vinacafe Biên Hoà… lần lượt được vinh danh là những doanh nghiệp dẫn đầu các Bảng xếp hạng như Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022; Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2022; Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2022 …

Không chỉ liên tục nhiều năm dẫn đầu các bảng xếp hạng, Tập đoàn Masan và các công ty thành viên thường xuyên các phát kiến mới và mở rộng quy mô trong tất cả các lĩnh vực từ FMCG đến các mô hình bán lẻ hiện đại với dịch vụ và chất lượng tiện ích vượt trội nhằm tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng.

Sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô nhất cả nước, với hơn 30 triệu lượt khách hàng mỗi tháng, hệ thống chuỗi sản xuất của Masan có thể nhanh chóng nhận được phản hồi của người tiêu dùng, qua đó lập tức ứng dụng vào R&D để cải tiến các phát kiến sản phẩm. Đây là lợi thế vượt trội hơn hẳn các đối thủ khác trên thị trường.

Nâng cao lợi ích người tiêu dùng với mô hình bán lẻ WIN vượt trội

Sau thương vụ M&A đình đám đưa hệ thống bán lẻ quy mô nhất cả nước về chung một nhà, Masan đã từng bước cải thiện đưa chuỗi WinCommerce có sự chuyển biến ngoạn mục từ mô hình, quy mô, chất lượng và cả lợi nhuận. Song song việc mở rộng quy mô, đổi mới danh mục sản phẩm, hệ thống còn đàm phán với nhà cung cấp để có giá thành tốt nhất cho người tiêu dùng.

Tính đến cuối quý 3/ 2022, Masan đã nắm giữ 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại (siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi) trên toàn quốc. Tổng cộng đến nay đã có 3.049 cửa hàng WinMart+ đi vào hoạt động, với hiệu suất của cửa hàng mới luôn vượt trội so với các cửa hàng cũ.

Mặc dù mở rộng quy mô đáng kể, hệ thống đã cải thiện lợi nhuận với biên EBITDA là 3,3% trong quý 3-2022 so với 2,2% trong quý 2-2022, nhờ các cửa hàng cải thiện hiệu quả hoạt động và lượng khách đến cửa hàng gia tăng. Quý 3-2022, EBITDA của WCM tăng 66,2% so với quý 2-2022 lên 251 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Masan đã triển khai các cửa hàng WIN đa tiện ích tích hợp nhiều dịch vụ tại duy nhất một điểm đến: WinMart (nhu yếu phẩm), Techcombank (dịch vụ tài chính), Phúc Long (trà và cà phê), Dr. WIN (chăm sóc sức khỏe) và WINtel (dịch vụ viễn thông, tên trước đây là Reddi).

Hiện, Masan đang tập trung đẩy mạnh mở mới chuỗi cửa hàng WIN: Khởi đầu với 27 cửa hàng đầu tiên vào tháng 8/2022 tại Hà Nội & Tp.HCM, thì hiện số cửa hàng WIN đã đạt 102 tính đến 12/2022 tại 7 thành phố (ngoài Hà Nội & Tp.HCM còn có Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ). Tiếp đến, Masan hướng tới mục tiêu mở rộng trên 500 cửa hàng vào năm 2023.

Song hành cùng mô hình WIN đa tiện ích, chương trình hội viên WIN với đa dạng quyền lợi cho khách hàng của hệ sinh thái đã cán mốc 700.000 thành viên gia nhập chỉ sau 4 tháng triển khai. Ngoài tại các cửa hàng WIN, chương trình này hiện đã được triển khai tại hệ thống WinMart/WinMart+ Cần Thơ, Hải Dương và sắp tới là tất cả là toàn bộ chuỗi bán lẻ này.

Nỗ lực đồng hành cùng an sinh xã hội và hướng về lợi ích cộng đồng

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về Top 10 nơi làm việc tốt nhất năm 2022 (Top 10 Best WorkPlaces), Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Masan Consumer, Masan MEATLife dẫn đầu Top 10 nơi làm việc tốt nhất trong ngành Thực phẩm – Đồ uống.

Ở Masan Consumer, việc thu hút nhân tài luôn được chú trọng và hướng đến xây dựng cộng đồng nhân tài với 4 phẩm chất: Tài năng và sáng tạo – Tố chất lãnh đạo – Làm chủ công việc – Liêm khiết và minh bạch trong nhiều năm qua. 

Ở Masan MEATLife - doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về chuỗi giá trị thịt có thương hiệu, mang sứ mệnh nâng cao giá trị ngành đạm động vật của Việt Nam. Ban lãnh đạo luôn đề cao việc huấn luyện, đào tạo và phát triển tổ chức nhằm tạo ra các nhà quản lý tài năng, quyết đoán, nắm bắt được các cơ hội để phát triển.

Song song với việc chăm lo cho đời sống của gần 40.000 nhân viên, Tập đoàn cũng dành một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng, thông qua các hoạt động giúp đỡ và tạo điều kiện cho người dân vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Chỉ tính riêng từ năm 2021 đến nay, Masan đã đóng góp hơn 500 tỉ đồng vào các hoạt động hỗ trợ người dân và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 cũng như thực hiện nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội.

Gần đây nhất, Tập đoàn đã tài trợ kinh phí mổ mắt cho 1.000 người dân tại 2 tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang và đóng góp 5 tỉ đồng vào Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu tổ quốc”; ủng hộ 1 tỷ đồng cho UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An khắc phục thiên tai.

TIN LIÊN QUAN