Trường ĐH có nhiều chương trình đào tạo chuẩn quốc tế nhất Việt Nam: Đạt kỷ lục với gần 60 chương trình, khuôn viên rộng 40ha

Trường đạt kỷ lục với 56 chương trình được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận.

Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách các chương trình đào tạo đã được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, tính đến ngày 31/7/2024. Hiện nay, cả nước có tổng cộng 1.917 chương trình đào tạo đại học đạt chuẩn chất lượng giáo dục, trong đó có 1.373 chương trình thuộc 152 trường đạt tiêu chuẩn trong nước và 544 chương trình thuộc 62 trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo tiêu chuẩn trong nước, Trường Đại học Sài Gòn dẫn đầu với 40 chương trình đào tạo được công nhận. Tiếp theo là các trường Đại học Nguyễn Tất Thành (36 chương trình), Đại học Công nghiệp Hà Nội (25 chương trình), Đại học Công nghệ TP.HCM (24 chương trình), Đại học Vinh và Đại học Đồng Tháp (mỗi trường 23 chương trình), Đại học Công thương TP.HCM và Đại học Hồng Đức (mỗi trường 21 chương trình), Đại học Thủ Dầu Một và Đại học Tài chính - Marketing (mỗi trường 20 chương trình), Đại học Sư phạm Đà Nẵng và Đại học Văn Lang (mỗi trường 19 chương trình).

Theo tiêu chuẩn quốc tế, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM giữ kỷ lục với 56 chương trình được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận, bao gồm 50 chương trình cử nhân và 6 chương trình thạc sĩ.

Các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP. HCM tính tới ngày 31/7/2024

Trường Đại học Bách TP. HCM là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP. HCM, chuyên ngành về kỹ thuật và được xếp vào nhóm các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tiền thân của trường là Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia. Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 426/TTg, chính thức đổi tên Trường Đại học Kỹ thuật thành Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong lịch sử của trường.

Trường Đại học Bách TP. HCM là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP. HCM, chuyên ngành về kỹ thuật và được xếp vào nhóm các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Ảnh: Internet

Khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa hiện có diện tích 41,23ha, với hơn 140 phòng học được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy. Là một cơ sở đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật, nhà trường không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, bao gồm 2 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 6 phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐHQG TP.HCM, 11 xưởng thực tập và phòng thực hành, cùng 9 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa hiện có diện tích 41,23ha, với hơn 140 phòng học được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy. Ảnh: Internet

Trường cũng thành lập Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Bách Khoa TP. HCM, đơn vị đầu tiên của trường được chuyển đổi từ tổ chức khoa học công nghệ. Công ty nhằm mục tiêu đẩy mạnh các dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM dự kiến tuyển sinh 5.150 sinh viên. Trong đó, phương thức tuyển sinh chính chiếm 75-90% chỉ tiêu là xét tuyển dựa trên học lực, thành tích học tập và các hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật.

Ba phương thức tuyển sinh còn lại, chiếm từ 1-5% chỉ tiêu, bao gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế hoặc thí sinh nước ngoài; xét tuyển học bạ kết hợp phỏng vấn (áp dụng cho chương trình chuyển tiếp quốc tế).

Ngày 17/8, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM đã công bố điểm chuẩn cho phương thức xét tuyển kết hợp. Điểm chuẩn được tính theo công thức: = [Điểm ĐGNL quy đổi x 0,7] + [3 x Điểm thi tốt nghiệp THPT x 0,2] + [Điểm học tập THPT x 0,1].

Hầu hết các ngành đào tạo đều có mức điểm trúng tuyển tăng so với năm ngoái, trong đó, ngành Kỹ thuật máy tính (chương trình dạy bằng tiếng Anh) có mức tăng mạnh nhất, lên tới 20 điểm.

Ngày 17/8, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM đã công bố điểm chuẩn cho phương thức xét tuyển kết hợp

Ngành Khoa học máy tính của trường có mức với điểm chuẩn cao nhất 84,16/90, tăng hơn 4 điểm so với năm ngoái. Năm 2023, điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp của Đại học Bách khoa dao động từ 54 đến 79,84/100, với ngành Khoa học máy tính có điểm chuẩn cao nhất, trong khi các ngành như Quản lý tài nguyên môi trường và Kỹ thuật môi trường có điểm chuẩn thấp nhất.

Mức học phí tại Trường Đại học Bách khoa TP. HCM dao động từ 30 đến 80 triệu đồng mỗi năm, trong đó cao nhất là các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.

TIN LIÊN QUAN