Tiền startup là chuyện nghiêm túc: Đừng bao giờ nhầm giữa cần - không cần

Tiền bạc là chuyện nghiêm túc và các công ty startup thường rơi vào các cạm bẫy chi tiêu cho những thứ không quan trọng. Họ tự đào thải và chấp nhận khởi nghiệp thất bại vì sự thiếu hiểu biết.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên vội vàng cho rằng, những lựa chọn giá rẻ nhất và cắt giảm chi phí đến mức tối thiểu là tốt. Thực tế, một số khoản chi là không thể tránh khỏi và thực sự cần thiết

6 loại chi phí cần thiết cho startup

 

Nghiên cứu thị trường: Bạn không bao giờ được tiêu tiền cho đến khi bạn biết chính xác khách hàng của bạn sẵn sàng mua sản phẩm gì. Bạn cần biết nguồn cung – cầu của thị trường để xác định mục tiêu và tầm nhìn rõ rang hơn. Khi hiểu những thứ thị trường cần, bạn sẽ biết cách cạnh tranh và đưa ra những chiến lược tốt nhất.

CFO hay kế toán: Khi nói về tối ưu hóa chi phí, bạn cần một người đảm nhiệm quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Một giám đốc tài chính tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn là một nhân viên chịu trách nhiệm về việc chi tiêu, phân tích ROI và nghĩ cách tăng lợi nhuận.

 

Tư vấn pháp lý: Trả tiền cho luật sư chuyên nghiệp để tư vấn pháp lý có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn. Khi bạn nghi ngờ về thủ tục pháp lý, hãy chi tiền cho luật sư.

Tiếp thị và xây dựng thương hiệu: Ác mộng của hầu hết các công ty startup là không có ai nói về sự tồn tại của doanh nghiệp. Đó là kịch bản tất yếu của những công ty không chịu đầu tư tiếp thị. Bạn không nên lãng phí tiền bạc nhưng bạn cần cân nhắc thuê một công ty có uy tín để quảng bá tốt nhất.

Hỗ trợ khách hàng: Bạn có kế hoạch như thế nào để duy trì và hỗ trợ khách hàng nếu bạn không có nhân viên chăm sóc khách hàng kịp thời?

Hỗ trợ kỹ thuật: Bạn không nên lựa chọn chi phí rẻ khi nói đến việc lựa chọn nhà cung cấp hệ thống và tạo một trang web ổn định. Việc mất khách hàng vì hình thức thanh toán hoặc trang web của bạn gặp lỗi là điều không bao giờ nên có.

6 chi phí nên tránh cho startup

 

Các giải pháp phần mềm đắt đỏ: Hầu hết các công cụ và phần mềm hiện nay đều rẻ với nhiều sự lựa chọn thay thế miễn phí hoặc giảm giá lớn. Bạn không nên vội vàng mua thêm một ứng dụng cho đến khi nó cần thiết cho sự tăng trưởng của công ty.

Không gian văn phòng ưa thích: Bạn rất muốn chuyển đến một không gian lớn hơn, sáng hơn và mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển và trang trí có thể làm đội khoản chi. Bạn không nên vội vã xây dựng văn phòng mơ ước cho đên khi công ty bạn đặt danh thu lớn liên tiếp.

Tiếp thị nhưng không hiệu quả: Cho dù đó là phương pháp tiếp thị có tác dụng xây dựng thương hiệu cá nhân nhưng một khi bạn thấy rằng chiến lược này không mang lại hiệu quả, bạn nên ngừng chi tiền vào nó. Thay vào đó, bạn nên đầu tư vào những kênh tiếp thị mà đạt được những kết quả khả thi hơn.

 

Thuê nhân viên trước khi sẵn sàng: Chắc chắn bạn rất muốn có thêm nhiều người để chia sẻ niềm vui xây dựng doanh nghiệp nhưng nếu doanh nghiệp của bạn chưa sẵn sàng, bạn sẽ chỉ lãng phí tiền bạc. Bạn nên thuê nhân viên tự do hoặc cộng tác viên để làm việc trên cơ sở lâu dài cho đến khi doanh nghiệp của bạn phát triển dần.

Thiết bị đắt tiền: Bạn muốn sở hưu một văn phòng công nghệ cao nhưng bây giờ có thể không phải là thời điểm tốt nhất để đầu tư mạnh mẽ vào các tiện ích mới. Bạn chỉ nên mua những thứ bạn thực sự cần chứ không phải những thứ bạn muốn.

Tiêu tiền mà không chắc sẽ kiếm ra tiền: Đừng vội vào bỏ một khoản tiền lớn trước khi bạn có đủ khả năng trang trải nó. Bạn cần sống theo nguyên tắc phù hợp với tài chính cá nhân và doanh nghiệp.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Kinh doanh

Theo MyLink.vn

Nên đọc