Trong quý 1/2023, tiền gửi của khách hàng tại 4 ngân hàng tăng trưởng trên 10%. Đó là KienlongBank (19,2%), HDBank (15,8%), LPBank (12,1%) và Nam A Bank (10,1%).
Tại thời điểm 31/3/2023, tiền gửi của khách hàng tại HDBank đạt 249.803 tỷ đồng, tăng 15,8% so với đầu năm (+34.600 tỷ đồng) trong khi cả năm 2022 tiền gửi của ngân hàng này chỉ tăng 17,7% (+32.514 tỷ đồng).
Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất với 92,24% (230.408 tỷ đồng) và đã tăng mạnh so với tỷ trọng 89,37% (192.864 tỷ đồng) của 31/12/2022.
Theo dữ liệu mới nhất của HDBank từ 25/4/2023, tiền gửi tại quầy có kỳ hạn 6-11 tháng hoặc 24 tháng hoặc 36 tháng là 6,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 7,2%/năm, kỳ hạn 13 tháng là 7,75%/năm. Các khoản tiết kiệm từ 300 tỷ đồng trở lên sẽ có lãi suất 8,6%/năm kỳ hạn 12 tháng và 9,3%/năm kỳ hạn 13 tháng. Tại HDBank, khách hàng lựa chọn kỳ hạn 6-12 tháng nhiều nhất.
Trong quý vừa qua, HDBank cũng thu hút lượng lớn khách hàng chọn loại hình chứng chỉ tiền gửi. Tại 31/3/2023, chứng chỉ tiền gửi đạt 22.848 tỷ đồng, tăng 112% (+12.069 tỷ đồng).
Hoạt động cho vay khách hàng của HDBank cũng tăng trưởng mạnh trong quý vừa qua. Cụ thể, cho vay khách hàng đạt 288.529 tỷ đồng, tăng 9,4% (+24.672 tỷ đồng). Cho vay khách hàng của HDBank cao thứ ba trên thị trường chỉ sau MSB (13,4%) và Techcombank (10,7%). Hộ kinh doanh và cá nhân là đối tượng vay vốn tại HDBank nhiều nhất với tỷ trọng 49,7%.
Tổng tài sản của HDBank đạt 458.803 tỷ đồng, tăng 10,2% (+42.530 tỷ đồng) và có tốc độ tăng trưởng trong quý 1 cao thứ hai trên thị trường chỉ sau MSB (10,3%).
Kết thúc quý 1, HDBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 5.657 tỷ đồng, tăng 104% YoY (+535 tỷ đồng). Động lực tăng trưởng chính là lãi thuần, hoạt động dịch vụ, hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 19,7% YoY (+797 tỷ đồng), lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 11,3% YoY (+69 tỷ đồng), lãi thuần từ hoạt động khác tăng 33,5% YoY (+33 tỷ đồng) và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng 132% YoY (+3 tỷ đồng).
Các hoạt động còn lại chặn đà tăng trưởng của tổng thu nhập hoạt động với tổng giá trị 367 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 27% YoY (-10 tỷ đồng), lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 92,2% YoY (-285 tỷ đồng) và đặc biệt hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ 50 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 23 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động tăng 1,7% YoY (+33 tỷ đồng) nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biết 42,8% YoY (+287 tỷ đồng) nên lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 8,5% YoY, thấp hơn mức tăng 10,4% YoY của tổng thu nhập hoạt động.
HDBank ghi nhận 2.743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 8,5% YoY (+215 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế thuộc về ngân hàng là 2.088 tỷ đồng giúp lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 830 đồng.
Đóng cửa ngày 5/5/2023, cổ phiếu HDB của HDBank đạt 19.050 đồng/cổ phiếu, tăng 19,4% so với đầu năm giúp vốn hóa đạt 47.287 tỷ đồng.
Năm 2023, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 13.197 tỷ đồng
Năm nay, HDBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 28,5% so với năm 2022 (+2.929 tỷ đồng), đạt 13.197 tỷ đồng.
Vốn điều lệ đạt 29.276 tỷ đồng, tăng 15% qua hình thức trả cổ tức của năm 2022; tổng tài sản đạt 520.024 tỷ đồng, tăng 25%; tổng huy động 459.398 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng 333.553 tỷ đồng, 24%.
Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; ROA ở mức 2,3%; ROE ở mức 24,5%.