Thiếu nhân lực chất lượng cao là trở ngại lớn trong tiến trình hiện đại hóa đất nước

(CL&CS) - PGS.TS.Hoàng Minh Sơn- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển đổi sang nền kinh tế số chính là sự chuyển đổi về cơ cấu nhân lực. Trong nguồn nhân lực chất lượng cao thì nguồn nhân lực số giữ vai trò chủ đạo.

Sự tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi của thế giới thời gian qua đã tác động toàn diện ở mức độ toàn cầu tới mọi linh vực chính trị kinh tế, văn hóa giáo dục của các nước và của Việt Nam.

Sự biến đổi tác động này mang tính khó lường và tác động tới cơ cấu các ngành nghề, các lĩnh vực làm thay đổi nhu cầu về cơ cấu ngành nghề, về nguồn nhân lực, về trình độ và năng lực của người lao động cũng như về phương pháp tiếp cận về phương pháp giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề 8 với chủ đề “Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số cũng là một xu hướng tất yếu đặt ra những yêu cầu mới về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cũng như phương pháp, phương tiện và công cụ để phát triển nguồn nhân lực.

Trong hội thảo thứ 8 trong chuỗi sự kiện Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021, vào sáng 17/11, PGS.TS.Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Hơn lúc nào hết Việt Nam cần có sự thay đổi mạnh về cơ cấu, về chất lượng và loại hình lao động. Theo đó nguồn nhân lực số, chất lượng cao, trình độ cao cần được ưu tiên đầu tư để phát triển.

Tại Hội thảo này, TS. Đỗ Ngọc An -  Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cung - cầu của thị trường lao động.

TS. Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cung - cầu của thị trường lao động.

Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số vừa là cơ hội để thúc đẩy phát triển, đồng thời là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay.

“Đối với nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn hạn chế như ở nước ta thì chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là cơ hội để thúc đẩy phát triển, đồng thời là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay”, Phó trưởng ban Đỗ Ngọc An phát biểu.

Nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường cả về quy mô và chất lượng.

Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020. Nhân lực chất lượng cao tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng.

Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Cụ thể, ở bình diện quốc gia, mới đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo.

Việc xây dựng đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp có phẩm chất và bản lĩnh, có trình độ năng lực và chất lượng còn nhiều bất cập; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

“Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, TS.Đỗ Ngọc An nói.

Theo, Thứ trưởng, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ cao đòi hỏi phải có những năng lực mới với kiến thức nền tảng vững chắc, những kiến thức cốt lõi, có những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo và khả năng thích ứng với những công việc mới.

Thứ trưởng, PGS.TS Hoàng Minh Sơn

Chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số chính là sự chuyển đổi về cơ cấu nhân lực. Trong nguồn nhân lực chất lượng cao thì nguồn nhân lực số giữ vai trò chủ đạo.

Đứng trước sự thay đổi này, phát triền nguồn nhân lực số phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đặc biệt quan trọng.

Tại phiên bà Nguyễn Hồng Hà, Đại diện lâm thời Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế nhấn mạnh: Tiến bộ công nghệ và chuyển đổi theo hướng xanh sạch hơn sẽ mở ra những cơ hội, thay đổi tích cực nhưng đồng thời khiến thị trường lao động bị xáo trộn. Bà Hà nhấn mạnh tới việc đánh giá về nhu cầu kỹ năng cho tương lai cần dựa vào phân tích thấu đáo hơn về những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới từng ngành kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo khẳng định: phát triền nguồn nhân lực số phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đặc biệt quan trọng.

TIN LIÊN QUAN