Theo đó, Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu tuần tra thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Việt Nam - Nhật Bản hướng đến kỷ niêm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 75 năm thành lập lực Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và 25 năm thành lập Cảnh sát biển Việt Nam và đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trong năm 2023. Hoạt động này góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa chính phủ, nhân dân và lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước.
Đáng chú ý, tàu tuần tra SETTSU do Đại tá Satoshi Niwa – Chỉ huy tàu làm trưởng đoàn cùng 52 sĩ quan và thủy thủ, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và giao lưu với TP Đà Nẵng và các lực lượng liên quan trong 6 ngày (từ 13 - 18/2).
Đại tá Niwa Satoshi, Chỉ huy tàu, Trưởng đoàn cho biết, chuyến thăm nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Hai nước vốn có mối quan hệ lâu đời, quan hệ tương hỗ, cùng bổ sung cho nhau để cùng nhau phát triển. Trong thời gian qua, lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn trên biển của hai nước vẫn thường xuyên tiến hành các hoạt động giao lưu tìm kiếm cứu nạn, kỹ năng trấn áp tội phạm trên biển. Chuyến thăm lần này góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Chính phủ, nhân dân hai nước.
Tàu tuần tra SETTSU thuộc biên chế tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đóng ở thành phố Kobe đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển quốc tế trong thời gian 1 tháng tại vùng biển Đông Nam Á. Tàu mang số hiệu PLH07, có tải trọng 3.304 tấn, chiều dài 105,4m, chiều rộng 14,6m, tốc độ đạt 18 hải lý/giờ.
Trong chuyến thăm TP Đà Nẵng, các sĩ quan, thủy thủ trên tàu đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và có các hoạt động giao lưu, huấn luyện chung với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 tại Đà Nẵng để tăng cường giao lưu khả năng liên kết, phối hợp giữa hai lực lượng. Các hoạt động này góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần duy trì và củng cố trật tự hàng hải tự do, cởi mở dựa trên thượng tôn luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Kính thưa quý anh chị: Tôi tên Trương Huỳnh Sơn là người yêu thiên nhiên luôn săn tìm chụp tất cả các động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư đến Đà Nẵng.
Nói đến chim di cư thì chúng ta nôi na hiểu đó là hành trình di chuyển, dịch chuyển hay còn gọi là thay đổi địa điểm của các loài chim trên thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng.