Tăng tỷ giá, doanh nghiệp XNK bị tác động mạnh

(NTD) - Việc tăng tỷ giá của NHNN tác động lớn đến chính sách của các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu.

Ngay sau khi tỉ giá chính thức tăng, các NH thương mại đồng loạt niêm yết bảng giá USD mới tăng thêm khoảng 60 đồng/USD so với phiên ngày trước. Mức giá phổ biến từ 21.670 đồng/USD mua vào, 21.740 đồng/USD bán ra. Đến cuối ngày 7/5, giá USD trong các NH “hạ nhiệt” chỉ còn khoảng 21.710 đồng/USD (bán ra), mua vào 21.660 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, USD được một số điểm thu đổi ngoại tệ tại TP.HCM báo giá mua vào 21.700 đồng/USD, bán ra 21.780 đồng/USD, cao hơn so với chiều hôm trước.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NH Nhà nước, tất cả nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân đều được các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Tổng giá trị giao dịch trong ngày tính đến đầu giờ chiều 7/5 là khoảng 700 triệu USD. Đây là mức giao dịch rất bình thường của thị trường thời gian qua.

Giá USD liên tục tăng cao đã khiến công ty Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn - chuyên xản xuất và kinh doanh doanh các mặt hàng liên quan đến nhựa, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Âu và Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, công ty Nam Thái Sơn đang nhập khẩu 80% nguyên liệu phục vụ sản xuất với giá trị mỗi tháng khoảng 2 triệu USD. Với tỷ giá USD tăng như hiện nay, đặc biệt là trong ngày hôm nay (7/5), tại một số ngân hàng ở TP.HCM giá USD bán ra có lúc lên đến 21.750 đồng/USD sẽ khiến mỗi tháng công ty phải mất thêm hơn 400 triệu đồng.

Giá USD liên tục tăng cao đã khiến các công ty XNK gặp nhiều khó khăn.

Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho rằng, sự thay đổi tỷ giá trong 2 tuần vừa qua diễn ra quá nhanh đã khiến các doanh nghiệp nhập khẩu bị tác động nặng.

Ông Hiệp cho biết, phần lớn thanh long của Cty ông xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Trung Quốc. Tuy nhiên, do đồng Euro mất giá, nên thị trường châu Âu dù giá cao hơn, nhưng sức mua chậm lại. “Chúng tôi nhận được nhiều đề nghị giảm giá từ các đối tác. Qua điều chỉnh tỷ giá, chúng tôi sẽ  giảm giá cho khách để kích thích tiêu thụ”.

Còn ông Vũ Duy Hải, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP Vinacam nói: “Ai cũng nghĩ đến cuối năm, NHNN mới “thả” nốt 1% còn lại nhưng rõ ràng việc điều chỉnh này là bất khả kháng với đơn vị làm chính sách”. Là doanh nghiệp nhập khẩu trung bình 350 nghìn tấn phân bón mỗi năm, theo ông Hải, khi tăng 300-500 đồng/USD, giá thành phân bón nhập khẩu cũng tăng lên. Ví dụ, một tấn DAP khoảng 500 USD/tấn, nếu tính tỷ giá như hiện nay, giá sẽ tăng lên khoảng 150 nghìn đồng/tấn. “Cái này thì người tiêu dùng phải chịu thôi”- ông Hải nói.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Nên đọc