Tăng cường truyền thông số cho sản phẩm làng nghề truyền thống

(CL&CS)- Trong thời đại công nghệ phát triển, digital marketing (tiếp thị số/truyền thông số) dần trở thành xu hướng cho cả hiện tại và tương lai. Trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng của digital marketing dường như lại bỏ quên văn hóa truyền thống và những sản phẩm truyền thống.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có 5.411 làng nghề và làng có nghề (trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận), có 60% ở vùng đồng bằng sông Hồng, 23% ở khu vực miền Trung và 17% ở khu vực miền Nam; thu hút khoảng 11 triệu lao động (khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn). 

Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết sản phẩm của các làng nghề truyền thống đang gặp nhiều khó khăn để khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường, không ít sản phẩm mặc dù đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới nhưng còn rất nhỏ lẻ, hầu hết phải qua khâu trung gian. Rất ít làng nghề có sản phẩm mang tầm quốc gia và quốc tế, thậm chí, nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước không biết tới, không có ấn tượng về các làng nghề do các địa phương chưa chú trọng cũng như chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển truyền thông thương hiệu sản phẩm của làng nghề.

PGS, TS Nguyễn Vân Hà - Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện Ngân hàng

Theo PGS, TS Nguyễn Vân Hà - Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh (Học viện Ngân hàng) cho biết, trong thời đại công nghệ phát triển, digital marketing (tiếp thị số/truyền thông số) dần trở thành xu hướng cho cả hiện tại và tương lai. Trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng của digital marketing dường như lại bỏ quên văn hóa truyền thống và những sản phẩm truyền thống. Sản phẩm truyền thống là các mặt hàng đã được hình thành từ lâu đời; có tính độc đáo, riêng biệt về mặt văn hóa; được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.

Tuy nhiên, những sản phẩm này lại đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ diễn ra hiện nay. Vì vậy, để duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các mặt hàng truyền thống, cũng như giữ gìn bản sắc dân tộc, thế hệ trẻ cần đóng góp một phần quan trọng, đi tiên phong làm chủ những xu hướng mới để có được những chiến lược truyền thống số phù hợp, hiệu quả với các sản phẩm này.

Nhận diện được những khó khăn của sản phẩm truyền thống nước ta, trong bối cảnh chuyển đổi số và muốn góp phần đưa ra các giải pháp xử lý những khó khăn này. Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Ngân hàng đã tổ chức chương trình Chìa khóa thành công năm 2023 với chủ đề là "Chiến lược truyền thông số cho sản phẩm truyền thống Việt Nam".

Đây là chương trình thường niên được Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Ngân hàng tổ chức nhằm tạo sân chơi cho sinh viên của khoa nói riêng và sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội nói chung có cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng về các hoạt động quản trị kinh doanh.

Trải qua các vòng thi hấp dẫn kéo dài trong 3 tháng, Chìa khóa thành công năm nay đã chọn được 4 đội thi xuất sắc nhất gồm: Calmpain, Sắc Việt, Hương Việt và Resilliennce tham dự vòng Chung kết diễn ra vào tối 11/5 vừa qua.

Sau ba vòng thi, ban tổ chức đã chọn ra được đội có ý tưởng sáng tạo nhất trong việc truyền thông số cho sản phẩm truyền thống cho đội Hương Việt.

Để duy trì và phát huy giá trị của hương tăm truyền thống, đội Hương Việt đã lựa chọn đề tài: “Gìn giữ và quảng bá làng hương Quảng Phú Cầu - Hương tự nhiên, an toàn sức khỏe”.

Theo chia sẻ của đội Hương Việt, những năm gần đây, làng hương Quảng Phú Cầu với truyền thống 100 năm sản xuất tăm hương đang dần bị lãng quên do nhu cầu sử dụng hương tự nhiên giảm đáng kể. Nhiều xưởng sản xuất đã đóng cửa hoặc chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tình trạng này đang khiến các sản phẩm hương truyền thống của làng hương nổi tiếng một thời trở nên hiếm hơn trên thị trường.

TIN LIÊN QUAN