Trong kinh doanh, điều này nghĩa là một doanh nhân không bao giờ nói “không” với khách hàng là người cam chịu cuộc sống khó khăn và luôn mắc những sai lầm tốn kém. Nhiều người sẽ cho rằng, sự hài lòng của khách hàng là tối quan trọng nhưng Martin Zwilling, cố vấn startup kiêm nhà đầu tư thiên thần, khẳng định, đối xử với mọi người ngang nhau là hành động không thông minh.
Ví dụ, một số doanh nghiệp luôn nỗ lực sáng tạo và cập nhật tính năng mới cho sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng sẽ phải hứng chịu hệ thống cồng kềnh, khó sử dụng, không đáp ứng yêu cầu của thị trường và tốn kém mà không thực sự tạo sự hài lòng cho những khách hàng thực thụ.
Vì vậy, bạn cần biết một số nguyên tắc để biết khi nào là thích hợp để làm vừa lòng mọi khách hàng, khi nào là nên từ chối dứt khoát:
1. Những người tỏ vẻ quan tâm chưa chắc đã là khách hàng
Tất cả nhân viên trong nhóm cần phải được đào tạo để có cách tiếp cận phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn có thể thu được nhiều lợi thế thương mại hơn bằng cách hướng những viễn cảnh khác đến doanh nghiệp mục tiêu, tốt hơn là nỗ lực bán các giải pháp của bạn hoặc bẻ cong giải pháp đó để phù hợp với nhu cầu của họ.
2. Chủ động tìm khách hàng mà bạn có thể gây sự ngạc nhiên và thích thú cho họ
Bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để tương tác và tiếp thị với những khách hàng mà bạn muốn và cần. Những doanh nhân chờ đợi khách hàng tự tìm đến sẽ luôn rơi vào trạng thái thất vọng với những khách hàng không phù hợp.
3. Đối xử đặc biệt với dịch vụ khách hàng tốt
Những khách hàng tốt nhất là chìa khóa mở ra sự thành công của bạn. Họ cần phải cảm thấy họ đặc biệt là được đối xử đặc biệt. Không ai muốn cảm thấy mình được đối xử như đám đông. Nếu một khách hàng cảm thấy đặc biệt, họ sẽ trở lại thường xuyên hơn và giới thiệu sản phẩm của bạn với bạn bè. Đây là một trò chơi win – win có lợi cho cả hai.
4. Mỗi doanh nghiệp cần ranh giới và kỷ luật để đối phó với giá trị ngoại lai
Khi một khách hàng bước ra ngoài ranh giới, đó là lúc bạn cần nói “không” với lời giải thích hợp lý và không có cảm xúc cá nhân. Giống như bạn đối phó với những nhân viên cư xử không đúng mực, đôi khi bạn cần phải từ chối.
5. Tập trung vào năng lực cốt lõi và đánh bại đối thủ cạnh tranh
Khi khách hàng cố gắng kéo bạn ra khỏi năng lực cốt lõi của bạn, đó cũng là thời điểm để bạn nói “không”. Mặt khác, nếu bạn muốn nhấn mạnh với khách hàng rằng bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, bạn cần nói có sức thuyết phục hơn. Đây là cơ hội để bạn làm theo tôn chỉ mục đihcs của doanh nghiệp và hơn thế nữa.
6. Đừng sợ tăng giá khi bạn thêm các dịch vụ đặc biệt
Những khách hàng tốt nhất của bạn sẽ đánh giá cao những dịch vụ mới và đặc biệt. Họ sẽ hiểu sự cần thiết khi bạn phải tính phí cao hơn cho họ. Những khách hàng “xấu” sẽ ít nhạy cảm với nhu cầu của bạn và có khả năng sẽ chuyển sang lựa chọn khác với giá rẻ hơn. Bạn cũng nên giúp họ tìm được nhà cung cấp mới.
7. Loại bỏ các dịch vụ mà bạn không thể hỗ trợ tốt hoặc đang bị lạm dụng
Bạn chỉ cần nói “không” với yêu cầu của khách hàng khi mà bạn không thể đáp ứng tốt. Mỗi doanh nghiệp học hỏi từ kinh nghiệm, vì thế, bạn không nên ngần ngại loại bỏ chúng vì sợ ảnh hưởng đến khách hàng hiện tại hoặc những khách hàng tiềm năng mới.
Chìa khóa để thành công trong việc từ chối là nhận ra những khách hàng không phù hợp với doanh nghiệp trước khi bạn mong đợi họ sinh lợi cho bạn. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị mất khách hàng khi chuyển hướng chiến lược và nguồn lực sang đáp ứng những nhu cầu không đúng.
Doanh nghiệp thành công tập trung vào sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng và chuyển hướng từ những cái sai đến đúng trước khi họ bị “tổn thương” lợi nhuận. Cả hai mục tiêu đòi hỏi bạn phải hiểu những thế mạnh và mục tiêu của doanh nghiệp, thúc đẩy đào tào nhận viên để cùng hướng tới một mục tiêu.
Thành công cũng là để nói không với khách hàng và mang lại hạnh phúc cho doanh nghiệp.
Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Kinh doanh
Theo MyLink.vn