Sắp diễn ra triển lãm chuyên đề “Sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng lần thứ 3”

(CL&CS) - Đà Nẵng nơi quy tụ đông đảo các nhà sưu tập cổ vật tư nhân chính là “cánh tay nối dài” góp phần cùng với ngành Văn hóa gìn giữ di sản quý báu mà cha ông đã để lại.

Sắp diễn ra triển lãm chuyên đề “Sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng lần thứ 3”

Sáng 14/6, ông Trần Văn Chuẩn - Trưởng phòng Sưu tầm, Trưng bày và Bảo quản (Bảo tàng Đà Nẵng) cho biết, nằm trong chuỗi các hoạt động, sự kiện Văn hóa - Lễ hội hai bên bờ sông Hàn và chào mừng Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2023, từ ngày 17/6 - 17/7 tới, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn thành phố tổ chức triển lãm chuyên đề "Sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng lần thứ 3". Triển lãm góp phần mang đến cho du khách cơ hội được tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động khi đến Đà Nẵng du lịch trong dịp này.

Theo đó, triển lãm chuyên đề "Sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng lần thứ 3" giới thiệu đến với công chúng hơn 50 hiện vật tiêu biểu, chọn lọc của các nhà sưu tập cổ vật bao gồm nhiều loại hình, chất liệu khác nhau, có niên đại từ thế kỷ XV đến thời nhà Nguyễn. Các cổ vật được trưng bày theo từng nhà sưu tập, thể hiện cá tính riêng của chủ nhân.

Các cổ vật được trương bày

Triển lãm là một hoạt động của các chi hội là các nhà sưu tập cổ vật tư nhân: Chi hội Di sản Văn hóa Sông Hàn, Chi hội cổ vật Đà thành trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Đà Nẵng nhằm mở ra một "sân chơi" hợp pháp cho các nhà sưu tập. Có thể nói, các nhà sưu tập tư nhân chính là “cánh tay nối dài” góp phần cùng với ngành Văn hóa gìn giữ di sản quý báu mà cha ông đã để lại.

Đây sẽ là một cuộc du ngoạn về quá khứ, phục vụ cho nhu cầu thưởng lãm của công chúng về vẻ đẹp cổ vật từ các bộ sưu tập của người Đà Nẵng, ông Chuẩn cho biết.

Được biết, Đà Nẵng nơi quy tụ đông đảo các nhà sưu tập cổ vật tư nhân và thành lập nên các chi hội: Chi hội Di sản Văn hóa Sông Hàn, Chi hội cổ vật Đà thành trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Đà Nẵng. Hoạt động của những chi hội không chỉ mở ra sân chơi hợp pháp cho các nhà sưu tập mà còn tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực. Các nhà sưu tập tư nhân chính là “cánh tay nối dài” góp phần cùng với ngành Văn hóa gìn giữ di sản quý báu mà cha ông đã để lại.

TIN LIÊN QUAN