Tính đến năm 2022, số lượng người dưới 30 tuổi khai báo thu nhập trên 1 triệu ringgit (tương đương khoảng hơn 5 tỷ đồng) đã tăng từ 20 người trong năm 2021 lên 35 người. Dữ liệu thống kê cho năm 2023 vẫn đang được hoàn thiện và chưa được công bố.
IRB cũng thông báo rằng trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, 94% số triệu phú trẻ không có bất kỳ nợ thuế nào.
Năm 2023, IRB đã thu hồi thêm 5,2 tỷ ringgit từ các cá nhân và công ty không tuân thủ các quy định về khai thuế, bao gồm khai báo không đầy đủ và trốn thuế.
IRB đã cam kết thực hiện các biện pháp theo quy định của Đạo luật thuế thu nhập năm 1967 để chống trốn thuế, bao gồm cả việc tăng cường thực thi pháp luật và giáo dục cộng đồng về vấn đề nộp thuế. Họ cũng hứa sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến trốn thuế và mở rộng cơ sở thuế để bảo đảm công bằng và minh bạch trong quá trình thu thuế.
IRB cũng thông báo rằng họ đã triển khai Mã số thuế (TIN) và hóa đơn điện tử để giải quyết vấn đề trốn thuế trong nước.
Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, Malaysia đã nằm trong Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về số lượng cá nhân siêu giàu. Nhóm này được xác định là những người có tài sản ròng ít nhất là 30 triệu USD (tương đương 139 triệu ringgit). Trong khi đó, GDP của Malaysia là 445 tỷ USD và đứng thứ 37 thế giới, thấp hơn so với Việt Nam là 465 tỷ USD và vị trí 34 thế giới (tính tới ngày 20/4/2024, theo số liệu của statisticstimes.com/Quỹ tiền tệ Quốc tế thế giới IMF).
Năm 2017, Malaysia ghi nhận 491 cá nhân siêu giàu, con số này tăng lên 659 người vào năm 2021 và 721 người vào năm 2022.