Những trợ lực rất cần thiết cho doanh nghiệp

(CL&CS) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về các giải pháp giảm thuế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp và hộ kinh doanh để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp tới đây của Ủy ban. Thứ trưởng Bộ Tài chính – ông Nguyễn Đức Chi cho biết.

Các giải pháp mà Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nói đến là : Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021. Giảm 50% sô thuế các loại phải nộp của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

Giảm thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như giao thông vận tải, kinh doanh lưu trú, du lịch… Miễn tiền chậm nộp thuế và giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn…

Đây là những giải pháp được đề xuất để Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đưa Nghị quyết của ủy ban một số giải pháp về thu ngân sách nham hỗ trợ doanh nghiệp, ngưòi dân chịu tác động của dịch Covid-19. Dự thảo của Nghị quyết cũng đã được xây dựng.

Khi đề xuất những giải pháp này, Bộ Tài Chính trình Chính phủ: “Hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng được dự báo sẽ rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch cũng như thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu bắt buộc”.

Vì vậy, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trên nhiều lĩnh vực (bao gồm cả lĩnh vực thuế, phí, lệ phí) Chính phủ đã ban hành thì Bộ Tài chính thấy cần thiết phải đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid.

Lần đầu tiên các hộ kinh doanh hàng quán được quan tâm, được giảm thuế

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết: “Về đối tượng được giảm thuế TNDN, chúng tôi dự kiến là những doanh nghiệp, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Số tiền giảm vào khoảng 6 nghìn tỷ đồng.”

Cũng theo Bộ Tài chính,  hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là nhóm dễ chịu tác động từ những khó khăn của nền kinh tế. Vì thế “chúng tôi dự kiến giảm các loại thuế phải nộp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh hàng quán với mọi hình thức khai nộp thuế, mức giảm dự kiến là 50%. Thời gian được giảm thuế  các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021” Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết thêm.

Đánh giá tác động của giải pháp này, Bộ Tài chính cho biết: Với đối tượng thụ hưởng lớn (khoảng 1,4 triệu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) việc thực hiện theo đề xuất này sẽ có tác động tích cực trên phạm vi rộng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đây phục hôi kinh tê. Với giải pháp này thu NSNN giảm khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng.

Một giải pháp nữa được đề xuất để kích cầu đầu tư và tiêu dùng,  hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, Bộ đề xuất Chính phủ trình úy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thực hiện giảm 30% thuế GTGT đối với doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động kinh doanh các dịch vụ trong các lĩnh vực, vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, chiếu phim, thể thao, vui chơi và giải trí… Thời gian giảm đến hết năm 2021. Ước tính giải pháp vào khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng.

Để giảm gánh nặng nợ cho doanh nghiệp và các đơn vị kinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020 được miễn tiền chậm nộp năm 2020 và năm với số tiền khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng.  

“Những giải pháp hỗ trợ này sẽ là những liêù vaccine cứu doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn do dịch bệnh gây ra”, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chể Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói; “Ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện tại,”.

Còn  theo TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp hiện nay, mà đưa ra những giải pháp giảm thuế và tiện chậm nộp với quy mô như Bộ Tải chính đề xuất đã là cố gắng rất lớn. Và đây là trợ lực rất cần thiết cho DN có thêm nguồn lực trước mắt duy trì hoạt động.

Nhưng quan trọng là cần cụ thể hoá các quy trình, đơn giản hoá thủ tục để DN người dân không gặp khó khăn khi tiếp cận, đặc biệt là trong lúc đối tượng gặp khó khăn nhất cần hỗ trợ nhất đang nằm ở những địa bàn đang thực hiện giãn cách vì thế phải đơn giản thủ tục nhất ở mức có thể, đẩy mạnh thực hiện thủ tục điện tử.

70% doanh nghiệp phía Nam đình trệ sản xuất

Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch của VCCI cũng thấy rất mừng khi biết Chính phủ sẽ trình những giái pháp này trong kỳ họp gần nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đặc biệt trong dự thảo của nghị quyết, trong đề xuất của Bộ Tài chính đã tính đến việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh và các cá nhân kinh doanh hàng quán các loại. “Đây là lần đầu tiên đối tượng dễ bị tổn thương nhất và khi bị tổn thương cũng chịu tổn thương nặng nề đã được quan tâm tới”, Chủ tịch VCCI nói.

Tuy nhiên theo người đứng đầu cộng đồng doanh nghiệp, các chính sách này chỉ áp dụng đến hết năm 2021 thì chưa đủ để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ kinh doanh vượt qua khó khăn.

“Với kế hoạch tiêm vacine hiện nay thì hết quý I năm 2022 mới đạt miễn dịch cộng đồng. Như vậy, sớm nhất thì phải đến quý I năm 2022, các hoạt động kinh tế sẽ trở lại trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp sẽ dần khôi phục được tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Để đảm bảo tính hiệu quả và ổn định của chính sách hỗ trợ, để những chính sách này có hiệu lực thực tế, nên kéo thời hạn pháp hỗ trợ sang đến hết tháng 06/2022”, ông Lộc đề nghị.

VCCI chưa đồng tình với đề xuất giảm 30% thuế GTGT của Bộ Tài chính. Để tạo ra hiệu ứng tác động lớn hơn và cú hích hồi phục mạnh hơn với các ngành đang chịu ảnh hưởng cực kỳ nặng nề bởi dịch bệnh này thì mức giảm thuế GTGT cần mở rộng ra đến 50%.

Và nếu chỉ giảm thuế TNDT cho doanh nghiệp quy mô dưới 200 tỷ đồng như thế sẽ có hàng loạt doanh nghiệp bị loại ra khỏi diện được thụ hưởng, Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì DNNVV là doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ.

Vì vậy cần giảm thuế cho những doanh nghệp có tổng doanh thu của năm 2020 không quá 300 tỷ để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ này. 

Đưa ra những đề xuất này, Chủ tịch VCCI nói rằng “ tình hình khó khăn chưa từng có thì hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng cần giải pháp mạnh chưa từng thấy”.

TIN LIÊN QUAN