Ngôi làng ‘gần bầu trời’ nhất thế giới toạ lạc ở độ cao hơn 5.000m, lượng oxy cực thấp, tuổi thọ trung bình của người dân chỉ 50 tuổi

Đây được coi là một trong những ngôi làng có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Với địa trí địa lý đặc biệt, Trung Quốc có nhiều nơi cao nhất thế giới, trong đó nổi bật nhất phải kể tới Tây Tạng. Tây Tạng được mệnh danh là “vùng đất thanh tịnh”, nơi nhiều người tìm tới để thanh lọc tâm hồn.

Tây Tạng được mệnh danh là “vùng đất thanh tịnh”

Trong số những địa điểm nổi tiếng ở vùng đất Tây Tạng, có một ngôi làng nổi tiếng với điều kiện sống khắc nghiệt tên là Tuiwa. Ngôi làng nằm dưới chân núi Mongda Kangri, ở gần bờ hồ Pumoyongcua, với độ cao lên tới 5.070m. Tuiwa cũng là ngôi làng cao nhất thế giới. Mùa hè ở Tuiwa chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Đặc biệt, lượng oxy trong không khí ở đây thấp hơn một nửa so với những nơi khác.

Tuiwa là ngôi làng cao nhất thế giới

Người dân nơi đây có cuộc sống đơn giản, bình dị. Hàng ngày, những người trẻ trong làng đều ra đồng chăn thả gia súc. Thay vào đó, chỉ có một vài đứa trẻ và người già ở lại trông coi nhà cửa. Điều này khiến ngôi làng càng trở nên vắng lặng. Nếu Tuiwa không ở độ cao hơn 5.000m, ngôi làng này sẽ là một nơi nghỉ dưỡng tốt cho những ngày nghỉ.

Người dân nơi đây có cuộc sống đơn giản, bình dị

Vào những ngày lạnh giá nhất của mùa đông, dân làng Tuiwa thường lùa đàn cừu của họ ra hòn đảo ở trung tâm hồ Puma Yumco. Kỳ lạ là trong khi vòng đời của những đồng cỏ khác ở gần làng Tuiwa đều khô héo khi vào mùa khô, cỏ ở hòn đảo này lại luôn tươi tốt. Vào mùa đông, hồ Puma Yumco được bao phủ bởi lớp băng dày. Do đó, dân làng có thể lùa đàn cừu đi trên mặt hồ.

Vào mùa đông, hồ Puma Yumco được bao phủ bởi lớp băng dày

Do ở vị trí trên cao nên dân cư ở đây thưa thớt. Làng Tuiwa hiện chỉ có chưa đến 200 người. Dân làng vẫn giữ điều kiện sống gần như thô sơ. Họ duy trì chế độ cùng nhau thay phiên chăn nuôi gia súc, phân chia đồng đều. Thậm chí ngay cả kẹo do khách du lịch mang đến cho trẻ em cũng sẽ được chia theo số người trong mỗi hộ gia đình.

Độ cao lớn của ngôi làng khiến nồng độ oxy trong không khí rất thấp, chỉ bằng một nửa so với các khu vực khác thuộc Trung Quốc đại lục. Bên cạnh đó, điều kiện chăm sóc y tế thiếu thốn cũng là lý do khiến nơi này được đánh giá là "vượt quá sức chịu đựng của hầu hết mọi người". Với điều kiện sống như vậy nên tuổi thọ trung bình của dân làng là dưới 50.

Nơi đây có vẻ đẹp thanh bình nhưng điều kiện sống rất khắc nghiệt

Theo các chuyên gia, khi khí quyển ở độ cao ngang bằng với mực nước biển, phổi và hệ tuần hoàn của con người được tối ưu hóa để có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi con người đi lên tới độ cao lớn hơn, áp suất không khí theo đó cũng giảm dần. Do không khí trở nên mỏng và có ít oxy hơn nên phổi của con người cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở.

Khi lên tới độ cao 2.500m, một số người còn gặp triệu chứng nhẹ của tình trạng thiếu oxy lên não. Điều này khiến quá trình hô hấp trở nên dồn dập, nhịp tim cũng tăng để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, các vấn đề và triệu chứng trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng khi con người lên tới độ cao 5.500 m. Lúc bấy giờ, oxy trong không khí chỉ bằng một nửa so với lượng oxy ở mực nước biển.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, khi tới "Vùng Chết", khu vực có độ cao hơn 7.600m trong khí quyển, con người không thể tồn tại được lâu dài vì thiếu không khí trong không khí loãng. Đây cũng là lý do những nhà leo núi thường rất dễ say độ cao khi lên khu vực này.

TIN LIÊN QUAN