Ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo với 3 tầng 20 mái, bên trong đặt tượng Phật gỗ lớn bậc nhất Việt Nam

Ngôi chùa này nức tiếng gần xa bởi kiến trúc độc đáo, hiếm có và sự linh thiêng.

Chùa Đỏ (Linh Độ Tự) nằm sâu trong một con ngõ nhỏ, khá khuất giữa khu dân cư sầm uất tại phố Lê Lai (Ngô Quyền, Hải Phòng).

Chùa Đỏ (Linh Độ Tự) nằm sâu trong một con ngõ nhỏ, khá khuất giữa khu dân cư sầm uất

Về cái tên chùa Đỏ, dân gian truyền rằng, thời Trần, khi Hưng Đạo Vương đưa quân đi kháng chiến chống quân Nguyên Mông qua vùng đất này thấy bếp trong chùa tự dưng rực đỏ lên. Thấy điềm lành ở ngôi chùa thiêng, từ đó nhân dân gọi chùa tên là chùa Đỏ. Khi Hưng Đạo Vương qua đời, Ngài trở thành vị thánh trong lòng người dân đất Cảng và nhân dân cả nước.

Chùa Đỏ cao tới 26m với kiến trúc độc đáo hiếm có - kiến trúc cổ diêm chồng đấu với 3 tầng 20 mái

Tại chùa Đỏ, nhân dân thêm hai miếu thờ cạnh chùa để tưởng nhớ đến Ngài. Cũng như các ngôi chùa thiêng đất Cảng, chùa Đỏ là chứng nhân ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Chùa Đỏ cao tới 26m với kiến trúc độc đáo hiếm có - kiến trúc cổ diêm chồng đấu với 3 tầng 20 mái. Ngày nay, ngôi chùa được trùng tu rất đẹp mắt, vừa cổ kính vừa trang nghiêm. Chùa gồm 3 phần chính là Tiền đường, Trung đường và Hậu cung, được nối liền với nhau và xử lí bằng cách hai mái giao nhau. Sự kết hợp đó càng khiến ngôi chùa đẹp hơn, hoàng tráng và nguy nga hơn.

hùa gồm 3 phần chính là Tiền đường, Trung đường và Hậu cung, được nối liền với nhau và xử lí bằng cách hai mái giao nhau

Tiền đường được thiết kế một tháp 7 tầng cao 5m, chân tháp cao 1,2m, bên trên tháp có sen, trong tòa sen có cột cờ cao 5m để treo cờ trong mỗi mùa lễ hội. Ở trung đường có hàng "hoa chanh" được cách điệu là các lá đề kép bằng men màu xanh cổ chạy dọc nóc chùa.

Tòa Trung đường có hàng hoa chanh được trạm trổ với dàn lá đề kép bằng men màu xanh cổ chạy dọc nóc chùa. Trên mỗi lá đề kép đều có biểu tượng của chùa.

Hậu cung có hai tầng mái đao, ở giữa trên nóc mái có đặt lá bồ đề (cao 1,20m) như ngọn lửa bập bùng, thể hiện sự tinh khiết, trong sáng của đạo Phật, của tăng ni, Phật tử hướng thiện cứu khổ, cứu nạn. Xung quanh mái là những lá đề kép, làm bằng chất liệu đặc biệt, ở giữa trang trí nhiều bóng đèn xung quanh và được thắp sáng trong những ngày đại lễ.

Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng, "cầu được ước thấy"

Bên ngoài chính điện tầng một có bố trí 4 cây cột đá (đường kính 50cm, cao 4,2m) chạm khắc Long - Phượng, đối xứng hai bên, giữa các cột là các lan can bằng đá chạm khắc "Tùng - Trúc - Cúc - Mai" được biểu hiện ở dạng hóa Rồng.

Tại chùa Đỏ có đặt tượng phật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng gỗ mít cao 5,5m, ngự trên một tòa sen cao 2,9m, có 500 cánh sen sơn son thếp vàng và được chạm khắc tinh xảo bằng các hoa văn thời Trần, được đặt ở trung tâm chính điện. Khi hoàn thành, đây là bức tượng Phật gỗ lớn bậc nhất Việt Nam. Tượng được 10 thợ gỗ lành nghề tạo nên từ hơn 20m3 gỗ mít, 400 mảnh gỗ,...

Tại chùa Đỏ có đặt tượng phật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng gỗ mít cao 5,5m
Tượng được 10 thợ gỗ lành nghề tạo nên từ hơn 20m3 gỗ mít, 400 mảnh gỗ

Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng, "cầu được ước thấy", thu hút rất đông người dân và du khách thập phương tới cầu bình an, chiêm bái dịp đầu xuân năm mới. Các ngày lễ lớn như lễ Vu lan, lễ Phật Đản được chùa tổ chức chuyên nghiệp, thu hút lượng lớn phật tử, du khách cả nước.

TIN LIÊN QUAN