Nghĩa trang Mai Dịch nằm trên đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là nơi an nghỉ của hơn 1.200 danh sĩ và 394 lãnh đạo cao cấp, đã có những đóng góp to lớn cho đất nước.
Nghĩa trang Mai Dịch được xây dựng từ năm 1956 với diện tích 5,9ha, mục đích là nơi quy tập các phần mộ liệt sỹ thời kỳ chống Pháp của thành phố Hà Nội.
Đến năm 1982, nơi đây được chỉnh trang, quy hoạch để làm nơi an nghỉ cho các các bộ cao cấp như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và tang lễ sẽ được cử hành theo nghi lễ Quốc tang hay các cấp Nhà Nước.
Từ năm 1993-1995, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đầu tư vào cải cách và xây dựng mới toàn bộ cơ sở hạ tầng của nghĩa trang. Nơi đây cũng có sơ đồ quy hoạch rõ ràng với các khu vực khác nhau như: nhóm mộ các tướng lĩnh trong quân đội, công an; nhóm mộ dành cho văn nghệ sĩ; nhóm mộ các vị lãnh đạo cao cấp... Ngoài các khu vực mộ phần còn có vườn hoa, thảm cỏ, đường nội bộ...
Mở rộng nghĩa trang Mai Dịch
Tháng 12/2013, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch (quận Cầu Giấy). Theo đó, khuôn viên nghĩa trang sẽ được mở rộng thêm 3.000m2 với tổng đầu tư 70 tỷ đồng để quy hoạch nơi an táng thêm 500 mộ liệt sỹ và cán bộ cao cấp khi qua đời.
Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012, Chính phủ Việt Nam cũng quy định các thành phần cán bộ cao cấp đủ tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang Hà Nội: Ủy viên trung ương Đảng trở lên, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang.
Khuôn viên mộ liệt sỹ được bóc tách lớp đá ốp cũ để xây lại bằng gạch mới. Lát gạch đỏ cho nền, lối đi và ốp đá tường hoa thấp. Khu mộ cao cấp được bóc dỡ lớp gạch lát cũ lối đi và lát lại bằng gạch Terazzo.
Mộ thường rộng hơn 2m, dài gần 3m, có thảm cỏ xanh đặt chính giữa. Trên mỗi lu hương của các nhà cách mạng đều được gắn ngôi sao vàng quyết thắng.
Ngoài ra, nghĩa trang Mai Dịch cũng cải tạo hệ thống thoát nước, vườn hoa, đường đi bộ, hệ thống ghế nghỉ, thay đèn chiều sáng...
Bộ Xây dựng đề xuất lựa chọn hai vị trí để xây dựng nghĩa trang Mai Dịch Cầu Giấy mới gồm:
Vị trí thứ nhất là khu vực nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng về phía Nam, huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây theo hướng Quốc lộ 32.
Vị trí thứ hai là khu vực xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây theo hướng Đại lộ Thăng Long kéo dài nối với thành phố Hòa Bình.