Chỉ số "Nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers Index" (PMI), một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 10/2019, được Nikkei công bố đạt 50 điểm. Kết quả này giảm nhẹ so với mức 50,5 điểm trong tháng 9/2019 và kết thúc thời kỳ tăng kéo dài suốt 46 tháng qua. Sự yếu kém trong tháng 10 chủ yếu tập trung ở các công ty sản xuất hàng hoá trung gian.
Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng yếu nhất kể từ tháng 12/2015. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng chậm lại. Nhu cầu thị trường yếu đã khiến các nhà sản xuất tiếp tục giảm sản lượng sản xuất trong tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm chỉ ngang bằng với tháng 9/2019.
Nhu cầu thị trường yếu đã khiến các nhà sản xuất tiếp tục giảm sản lượng sản xuất trong tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm chỉ ngang bằng với tháng 9/2019. |
Đã có một số báo cáo về những vấn đề với nguồn cung nguyên vật liệu trong tháng 10, dẫn đến giá cả đầu vào tăng và thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài. Đáng chú ý, chi phí đầu vào tăng cao trong 5 tháng qua. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tăng giá đầu ra nhưng chỉ ở mức nhỏ, vì nhu cầu khách hàng yếu. Điểm tích cực là mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tăng trở lại. Giới doanh nghiệp tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới.
Nhóm khảo sát PMI lưu ý, những gì chúng ta có vẻ đang chứng kiến lúc này chỉ là sự suy giảm tăng trưởng chứ không phải bất cứ điều gì đáng quan ngại khác. Ngay khi kết quả chỉ số PMI ở mức quanh 50 điểm vẫn có thể chuyển thành mức tăng trưởng mạnh theo các số liệu chính thức.
Hoàng Yến