Lũ quét lớn làm phát lộ nhiều hòn đá kỳ lạ gây xôn xao, chính quyền vào cuộc tuyên bố tìm thấy ‘kho báu quốc gia’ chấn động

Đây được xem là quần thể hóa thạch có mật độ tập trung, sự đa dạng và số lượng lớn nhất tại Trung Quốc tính đến thời điểm đó.

Trận lũ quét làm lộ sự thật chấn động

Vào năm 1995, một trận lũ quét lớn đổ xuống huyện vùng núi thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đất đá từ núi Thanh Long ào ạt tràn xuống, gây thiệt hại nặng nề cho những cánh đồng cam của người dân địa phương, khiến cảnh vật trở nên hoang tàn và lộn xộn.

Vài ngày sau thảm họa, lão nông Chu Thiên Nhất cùng bà con trong làng ra đồng để dọn dẹp đống đổ nát. Trong lúc cuốc đất, Chu Thiên Nhất tình cờ phát hiện một hòn đá kỳ lạ, hình bầu dục, to bằng chiếc bát tô, màu trắng sữa nhưng nhẹ bất ngờ.

Hình ảnh những viên đá lạ xuất hiện sau trận lũ quét. Ảnh: Internet

Bị cuốn hút bởi hình dáng lạ mắt của những hòn đá, ông đã thu thập chúng và mang về nhà. Thời gian trôi qua, Chu Thiên Nhất dần quên mất sự tồn tại của chúng.

Đến năm 1996, một thương lái từ tỉnh Hà Nam đến làng của Chu Thiên Nhất để thu mua cam. Khi chiếc xe của thương lái không may bị kẹt trong hố bùn, Chu Thiên Nhất chợt nhớ tới những hòn đá kỳ lạ ở nhà. Ông liền mang một ít ra đặt dưới bánh xe. Ngay khi thấy những viên đá, thương lái lập tức nhận ra đây không phải là loại đá bình thường. Anh ta liền hỏi thăm và xin vài viên mang về. Chẳng bao lâu sau, thương lái quay lại, lần này không phải để mua cam mà là để mua những hòn đá lạ. Anh ta thương lượng với Chu Thiên Nhất, mua mỗi viên với giá 70 xu.

Đây chính là hóa thạch trứng khủng long, một bảo vật quốc gia của Trung Quốc. Ảnh: Internet

Nhận thấy những viên đá có thể đổi lấy tiền, Chu Thiên Nhất gom hết số đá mình nhặt được và bán lấy một khoản kha khá. Thông tin nhanh chóng lan truyền khắp làng. Thấy vậy, nhiều người dân khác cũng đổ lên núi tìm đá để bán cho thương lái.

Sự việc bắt đầu thu hút sự chú ý của chính quyền địa phương. Các chuyên gia từ Bộ Di tích Văn hóa đã phối hợp với Cục Di tích Văn hóa để điều tra. Sau khi đến hiện trường, chuyên gia Vương Chính Hoa cùng đoàn kiểm tra kết luận: "Đây chính là hóa thạch trứng khủng long, một bảo vật quốc gia!".

Ngay sau đó, đội khảo cổ đã có mặt để tiến hành kiểm tra kỹ hơn. Tại hiện trường, họ phát hiện dấu vết của các tổ khủng long hình thành trong đá bùn đỏ, xung quanh là nhiều mảnh vỏ trứng khủng long quý giá.

‘Kho báu’ thuộc hàng hiếm trên thế giới

Phát hiện hóa thạch trứng khủng long tại Hồ Bắc đã gây chấn động không chỉ Trung Quốc mà cả thế giới. Theo phân tích của các chuyên gia, những hóa thạch này có nguồn gốc từ hệ tầng Hugeng, thuộc giai đoạn cuối kỷ Phấn Trắng trong Đại Trung Sinh, với niên đại từ 67 đến 135 triệu năm trước.

Phát hiện hóa thạch trứng khủng long tại Hồ Bắc đã gây chấn động không chỉ Trung Quốc mà cả thế giới. Ảnh: Internet

Qua các cuộc khảo cổ sâu rộng, các chuyên gia đã phát hiện vùng diện tích chứa hóa thạch rộng tới 4,2 km², nơi có trứng của ít nhất 5 loài khủng long khác nhau. Đây được xem là quần thể hóa thạch trứng khủng long có mật độ tập trung, sự đa dạng và số lượng lớn nhất tại Trung Quốc tính đến thời điểm đó.

Vào cuối tháng 7 năm 1997, ba bộ xương khủng long Ornithopod từ cuối kỷ Phấn Trắng, khoảng 70 triệu năm trước, đã được tìm thấy tại một ngôi làng cách núi Thanh Long 55 km. Phát hiện này một lần nữa thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới khảo cổ và dư luận thế giới. Cả hai khám phá lớn này đã biến Hồ Bắc trở thành địa danh duy nhất trên thế giới tìm thấy cả hóa thạch trứng và xương khủng long.

Chính quyền địa phương đã đầu tư 50 triệu NDT để xây dựng Bảo tàng Khủng long với diện tích 1.200 mét vuông, nằm gần Thanh Long Sơn. Ảnh: Internet

Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, kể từ khi nhóm hóa thạch trứng khủng long ở Hồ Bắc được phát hiện vào đầu năm 1995, nó đã thu hút sự quan tâm và kiểm tra của nhiều chuyên gia từ các cơ quan uy tín như Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán), Bảo tàng Địa chất Quốc gia và Viện Cổ sinh vật có xương sống. CAS khẳng định, quần thể hóa thạch này là một di sản địa chất quý hiếm và không thể thay thế.

Thông tin về phát hiện này đã làm sửng sốt người dân địa phương. Giá trị của mỗi quả trứng khủng long hóa thạch trên thị trường tăng vọt, từ 70 xu lên tới 800 NDT mỗi quả, dẫn đến tình trạng khai thác trộm bất chấp các nỗ lực bảo vệ hiện trường của các chuyên gia khảo cổ. Để đối phó, chính quyền Hồ Bắc đã thiết lập Khu bảo tồn thiên nhiên hóa thạch khủng long Thanh Long Sơn.

Bên trong Bảo tàng khủng long. Ảnh: Internet

Theo khảo sát mới nhất của các nhà địa chất, chỉ riêng tại bề mặt núi Thanh Long đã có hơn 2.000 hóa thạch trứng khủng long được phát hiện. Những hóa thạch này cung cấp chứng cứ quý giá cho các nghiên cứu trong và ngoài nước về tập quán sinh sống, phương pháp sinh sản và môi trường sinh thái của khủng long. Chúng có giá trị khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu cổ địa lý, cổ khí hậu và sự tiến hóa của loài người.

Có thể nói, quần thể hóa thạch trứng khủng long tại Hồ Bắc là một trong những kho báu địa chất phong phú và đa dạng hiếm thấy trên thế giới. Năm 1997, Khu bảo tồn di tích nhóm hóa thạch trứng khủng long núi Thanh Long, huyện Vân, đã được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đưa vào danh sách khu bảo tồn di tích địa chất cấp quốc gia. Chính quyền địa phương đã đầu tư 50 triệu NDT để xây dựng Bảo tàng Khủng long với diện tích 1.200 mét vuông, nằm gần Thanh Long Sơn.