Không còn nỗi lo rối loạn tiêu hóa ngày Tết chỉ với 5 mẹo được chuyên gia gợi ý

Trong ngày Tết, do thay đổi thói quen ăn uống nên nhiều người thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu...

Rối loạn tiêu hóa là một nhóm các tình trạng xuất hiện khi hệ thống tiêu hóa không hoạt động bình thường. Chuyên gia tiêu hóa phân loại chúng thành hai loại chính: rối loạn GI hữu cơ và rối loạn chức năng. Rối loạn GI hữu cơ xuất hiện khi có những bất thường về cấu trúc trong hệ thống tiêu hóa, làm cho nó không thể hoạt động đúng cách. Trong khi đó, trong rối loạn tiêu hóa chức năng, cấu trúc của đường tiêu hóa vẫn bình thường nhưng chức năng hoạt động không hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa chức năng thường là vấn đề mà nhiều người mắc trong dịp lễ Tết như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ăn không ngon, thậm chí là tiêu chảy hoặc táo bón. Bác sĩ Nguyễn Hải Đan, chuyên gia Nội tổng quát, cho biết: “Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là do thay đổi thói quen ăn uống".

Trong những ngày nghỉ Tết, chúng ta thường ăn nhanh hơn, ăn nhiều hơn và thường xuyên thay đổi loại thức ăn, điều này có thể gây quá tải và làm giảm hiệu suất tiêu hóa. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều rượu bia, cà phê hoặc nước ngọt cũng có thể kích thích niêm mạc ruột và dạ dày, gây ra các triệu chứng khó chịu

Không còn nỗi lo đầy bụng ngày Tết chỉ với 5 mẹo được chuyên gia gợi ý

Để phòng tránh các vấn đề rối loạn tiêu hóa, bác sĩ Hải Đan nhắc nhở mọi người nên ghi nhớ mẹo "5 không" dưới đây:

Không ăn quá nhiều đồ dầu mỡ

Việc ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm cho quá trình tiêu hóa của dạ dày mất nhiều thời gian hơn, đồng thời cung cấp một lượng năng lượng lớn khiến gia tăng tình trạng khó tiêu và cảm giác bụng ì ạch.

Không nên ăn quá nhanh, quá no

Sau khi tiêu thụ thức ăn, dạ dày bắt đầu sản xuất hormone leptin - một cách để "giao tiếp" với não rằng dạ dày đã đầy, không cần ăn thêm. Kết quả là não sẽ phát tín hiệu giúp chúng ta cảm thấy no và không muốn ăn tiếp. Khi chúng ta ăn nhanh, não không kịp nhận diện tín hiệu từ dạ dày, dẫn đến việc ăn quá mức và gây thừa năng lượng. Vì thế, việc ăn chậm nhai kỹ và ăn ở mức độ vừa đủ là một cách để tránh rối loạn tiêu hóa.

Không nên ăn quá nhanh, quá no

Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng

Nếu chúng ta bỏ lỡ bữa sáng thì bữa ăn đầu tiên trong ngày có thể dẫn đến việc tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn, thậm chí ăn một cách không kiểm soát, gây tăng đường và mỡ trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy cố gắng thức dậy và ăn vào thời gian cố định ngay cả trong những dịp như Tết.

Không ăn đồ tích trữ lâu trong tủ lạnh

Chúng ta thường lưu giữ những thức ăn dư thừa từ các bữa tiệc lớn trong dịp Tết. Tuy nhiên, chỉ nên giữ và ăn hết thức ăn dư thừa trong cùng ngày hoặc tối đa là 1 ngày để đảm bảo chất lượng. Ví dụ, nếu có thức ăn dư thừa từ bữa sáng, hãy cố gắng sử dụng hết vào buổi tối hoặc nếu không thể ăn hết đừng tiếc mà hãy loại bỏ để tránh rủi ro về an toàn thực phẩm.

Không ăn đồ tích trữ lâu trong tủ lạnh

Trong trường hợp nấu quá nhiều, tốt nhất là để thức ăn nguyên trong nồi và chỉ ăn với lượng vừa đủ. Tránh việc thường xuyên sử dụng thìa và đũa đã ăn để lấy thức ăn ra, bởi việc đó khiến thức ăn tiếp xúc với vi khuẩn từ miệng, điều này có thể khiến đồ ăn nhanh hỏng và dễ gây ôi thiu.

Không nên uống quá nhiều bia rượu

Uống nhiều rượu bia khiến nồng độ cồn trong máu tăng đột ngột, đặt áp lực lớn lên gan và có thể gây rối loạn nhịp tim. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên tiêu thụ rượu bia một cách hợp lý. Một số chuyên gia khuyến nghị mỗi tuần nên có 2 ngày nói không với rượu bia.

Không nên uống quá nhiều bia rượu

Ngoài ra, bác sĩ Hải Đan cũng đề xuất 5 biện pháp để có một ngày Tết khỏe mạnh hơn:

  • Bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào chế độ dinh dưỡng.
  • Uống đủ nước.
  • Giữ vững thói quen sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt là thực hiện các hoạt động tập thể dục.
  • Thêm vào chế độ ăn men vi sinh để củng cố hệ vi sinh trong đường ruột.
  • Bổ sung thuốc bảo vệ dạ dày và viên xơ chống táo bón vào hộp thuốc gia đình.

TIN LIÊN QUAN