Hoạt động thông tin và đào tạo, phổ biến kiến thức
Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và kiến thức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho các hội viên, tổ chức, cá nhân trên Tạp chí (in và điện tử) Chất lương và cuộc sống.
Tham gia giảng dạy 08 khóa đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công nghệ và chức danh nghiên cứu khoa học: Kỹ sư và Nghiên cứu viên cho hơn 1000 cán bộ, công chức,viên chức các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố.
Nhằm hưởng ứng Ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới, Hội đã tổ chức hội thảo “Dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng” tại Hà Nội để tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về những nội dung cơ bản của dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng, góp phần thúc đẩy hoạt động tài chính kỹ thuật số công bằng giữa các bên liên quan.
Lãnh đạo VINASTAQ chủ trì hội thảo Dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng
Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 111/2021 NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử.
Cử đại diện lãnh đạo Hội, hội viên tham dự gần 20 hội nghị, hội thảo, đào tạo, phổ biến về khoa học kỹ thuật, về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng như: Lễ tôn vinh tri thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu; tham dự hội thảo giới thiệu về dự án VSUEE; tham dự hội nghị Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, Hội thảo khởi động sáng kiến chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thục phẩm -shift tại Việt Nam.
Viết hơn 100 bài trên Tạp chí của Hội và tạp chí chuyên ngành TCĐLCL tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, vấn đề nghiệp vụ về tiêu chuẩn, chất lượng, cũng như giới thiệu các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như những nội dung liên quan khác.
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Cử lãnh đạo, hội viên của Hội tham gia thành viên một số Hội đồng như: Hội đồng quốc gia giải thưởng chất lượng Việt Nam; Ban liên ngành TBT; tham gia thành viên Ban kỹ thuật TCVN/TC/F3 nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm; tham gia thành viên Ban kỹ thuật TCVN/TC/F14 về Nông nghiệp hữu cơ; tham gia thành viên Ban kỹ thuật TCVN/TC 279 về Quản lý đổi mới; tham gia Ban kỹ thuật TCVN/TC/F6, F9, F18 về Dinh dưỡng và thức ăn kiêng, Đồ uống, Đường mật ong và sản phẩm tinh bột và nhiều hoạt động khác.
Đề xuất, tham vấn về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tham gia các Hội đồng tư vấn, nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của các bộ, ngành.
Tham gia xây dựng, góp ý nhiều dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong nhiều lĩnh vực, cụ thể: góp ý dự thảo TCVN về Đồ uống từ đại mạch và đồ uống không cồn, đồ uống có độ cồn thấp; góp ý 05 dự thảo về thiết bị sân thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, góp ý 06 dự thảo TCVN về Dịch vụ lặn giải trí v.v…
Tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa; Tham gia và trả lời phiếu điều tra xã hội học của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hoạt động hợp tác quốc tế
Phát động phong trào ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới với chủ đề “Dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng” tới các đồng chí ủy viên Ban chấp hành, các tổ chức trực thuộc và các hội viên.
Tham gia các hội thảo chuyên đề online về các vấn đề tài chính kỹ thuật số công bằng do CI tổ chức như: “Bảo vệ và trao quyền cho Người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong việc chứng thực Thị trường Tài chính Kỹ thuật số”; “Quản lý và Giảm nhẹ việc xác nhận Rủi ro cho Người tiêu dùng”; “Tài chính mở: giải phóng cho sự đổi mới và trao quyền xác nhận cho người tiêu dùng”; “thế hệ tiếp theo của Người tiêu dùng và nền tài chính của việc xác nhận trong tương lai”’ “Xây dựng tài chính kỹ thuật số bền vững đối với mọi việc xác nhận”; “Tài chính bền vững: Sức mạnh tiềm ẩn của chúng ta để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn - một ví dụ về việc Xác nhận tài chính của Châu Âu”; “Tăng tốc Tài chính Kỹ thuật số Công bằng ở các Quốc gia Có Thu nhập Trung bình và Thấp”; “Ra mắt Xác nhận Chỉ số Trao quyền & Bảo vệ Người tiêu dùng Toàn cầu”; v.v.
Tham gia diễn đàn về “ tài chính kỹ thuật số công bằng” do CI tổ chức; Tham gia thanh viên “Mạng lưới tăng tốc tài chính kỹ thuật số công bằng” trong khuôn khổ hoạt động của Dự án do CI chủ trì để nâng cao nhận thức và năng lực của Hội, chia sẻ thông tin có liên quan với các tổ chức thành viên nhằm thúc đẩy tài chính kỹ thuật số công bằng ở mọi nơi.
VINASTAQ phối hợp với Tổng cục TCĐLCL tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử.
Triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án “ ghi nhãn điện tử cho hàng hóa tiêu dùng” do VINASTAQ chủ trì, cụ thể: phối hợp với Tổng cục TCĐLCL tổ chức hội thảo góp ý cho dự thảo Thông tư về quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử” tại Hà nội và Thành phố Hồ chí Minh với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là đại diện cho các bên liên quan; hoàn thiện việc xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án gửi cho tổ chức tài trợ (Qũy AFF thoogn qua CI).
Triển khai các hoạt động trong khuông khổ nhiệm vụ “Nghiên cứu khả thi về áp dụng tiêu chuẩn và nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường có hàm lượng nhựa tái chế” trong khuôn khổ Dự án “Suy nghĩ lại về nhựa-các giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” của EU do Expertise France chủ trì thực hiện, cụ thể: tổ chức khảo sát tại 21 bên liên quan ở Hà nội, Đà năng và TP Hồ Chí Minh bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp nhựa, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tiêu chuẩn, chứng nhận, thử nghiệm nhằm thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng sản xuất, sử dụng, tái ché nhựa cũng như quan điểm về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và nhãn sinh tháo cho sản phẩm nhựa tái chế.
Trên cơ sở kết quả khảo sát và nghiên cứu thông tin, tài liệu về kinh nghiệm và thực hành quốc tế về tái chế nhựa, tiêu chuẩn và nhãn sinh thái cho sản phẩm nhựa tái chế, xây dựng dự thảo báo cáo tổng quan về hiện trạng tiêu chuẩn và nhãn sinh thái liên quan đến sản phẩm nhựa tái chế, tổ chức góp ý và sau đó hoàn thiện báo cáo để trình cho Ban quản lý Dự án.
Xây dựng dự thảo 1, 2 báo cáo nghiên cứu khả thi về áp dụng tiêu chuẩn và nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường có hàm lượng nhựa tái chế tại Việt Nam” và các phụ lục kèm theo (phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), gửi cho các chuyên gia quốc tế của Dự án để góp ý và đang chuẩn bị cho việc tổ chức Hội thảo góp ý rộng rãi cho Dự thảo báo cáo này.