Trên Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Phạm Đức Toản, CEO Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho biết, giao dịch đất nền tại Hà Nội bắt đầu có sự chuyển biến nhẹ, tuy nhiên mức giá vẫn neo cao. Đối với những khu vực cắt lỗ việc này vẫn được thực hiện, tuy nhiên tỷ lệ cắt lỗ đã giảm. Nếu như trước đây mức cắt lỗ ở khoảng 30-40% thì giờ đây chỉ ở khoảng 20%.
Ở một số tỉnh miền Bắc, thị trường đất nền còn gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu như ở những tỉnh có giá đất tăng nóng vào năm 2021-2022 như Bắc Ninh Bắc Giang thì đến nay thị trường đều trong tình trạng "bất động". Với Quảng Ninh và Hải Phòng, tình trạng tương tự cũng diễn ra, tuy nhiên nhờ động lực kinh tế tốt nên 2 địa phương này thị trường đã có giao dịch trở lại.
Ghi nhận tại Hưng Yên, lượng giao dịch đất nền tại Mỹ Hào, Khoái Châu... giảm mạnh. Hay tại tỉnh Hòa Bình, địa phương từng sôi động về phân khúc bất động sản du lịch nhưng giờ đây cũng lâm vào tình trạng kém thanh khoản.
Tại Thanh Hóa, địa phương này từng ghi nhận tình trạng sốt đất mạnh nhất trong năm 2021 thế nhưng đến nay, lượng giao dịch đã thấp, đa phần nhà đầu tư tại các dự án đều muốn bán cắt lỗ khoảng 20-30% .
Mặc dù thị trường đang ở giai đoạn trầm lắng, chưa hồi phục như trước đây, thế nhưng CEO EZ Property đánh giá, thị trường đất nền nói chung vẫn có những điểm sáng từ đầu năm 2024 đến nay. Theo đó, đã có nhiều giao dịch tốt hơn khi một số chủ đầu tư tung ra các gói ưu đãi nhằm kích thích thị trường. Các gói này đều liên quan đến hỗ trợ lãi suất.
Với thị trường phía Nam, theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, trong tháng 4/2024, lượt tìm kiếm đất nền vùng ven giảm sâu ở hầu hết khu vực. Tại TP. HCM, đất nền tại thành phố lớn này có nhu cầu tìm kiếm giảm 3%, giảm mạnh hơn là các khu vực quận 12, quận 9, Bình Chánh với mức giảm 6-7% so với tháng trước. Những thị trường lân cận như Đồng Nai nhu cầu tìm mua đất nền giảm 7%, Long An giảm 5%, Bình Dương giảm 6%.
Theo thống kê của DKRA công bố, thời điểm tháng 5/2024, nguồn cung và lượng tiêu thụ đất nền TP. HCM và vùng phụ cận giảm mạnh so với cùng kỳ, mức giảm lần lượt là 58% và 99%.
Bước sang tháng 5, thị trường đất nền TP. HCM và vùng phụ cận do DKRA công bố cho thấy, nguồn cung và lượng tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ, ghi nhận mức giảm lần lượt là 58% và 99%.
Thực tế, giá rao bán đất nền vùng ven đã rục rịch trở lại, thế nhưng thanh khoản vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng. Môi giới có bán được hàng như chưa sối nổi như thời điểm tầm 2-3 năm trước, số lượng nhà đầu tư ngộp tài chính đã giảm bớt do đã xoay sở được dòng tiền khi lãi suất thấp. Mặ dù vậy, số lượng nhà đầu tư mong muốn bán sản phẩm, thu dòng tiền về vẫn còn khá nhiều trên thị trường đất nền vùng ven.
Trên thực tế, giá rao bán đất nền vùng ven đã rục rịch trở lại nhưng thanh khoản vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng. Môi giới đã bán được hàng nhưng chưa sôi nổi như thời điểm 2021-2022. Số lượng nhà đầu tư ngộp tài chính đã giảm bớt do đã xoay sở được dòng tiền khi lãi suất thấp. Tuy vậy, những nhà đầu tư mong muốn bán được sản phẩm, thu dòng tiền về vẫn còn khá nhiều trên thị trường đất nền vùng ven.
Theo đánh giá của ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam, thị trường đất nền vẫn còn thêm thời gian để hồi phục. Trong dài hạn, đất nền có thể tiếp tục tăng lên khi giao dịch tốt trở lại. Đặc biệt với thị trường đất nền trên cả nước, khi các yếu tố phụ thuộc như hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân và các chính sách có thể sẽ đưa đất nền hồi phú trở lại từ năm 2025.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn dự đoán, khoảng thời điểm từ quý I/2024 đến hết quý III/2024 xuất hiện “điểm đảo chiều” của thị trường bất động sản bởi những dấu hiệu tiêu cực đã dần hạn chế, mức độ quan tâm đến các loại hình nhà đất ngừng đà giảm sâu. Trong khoảng từ quý II/2025, thị trường có thể sẽ có khởi sắc, các sản phẩm đất nền, biệt thự sẽ được quan tâm. Sang đến năm 2026, bất động sản sẽ bước vào giai đoạn ổn định và ghi nhận sư trở lại của nhiều loại hình đa dạng.
Theo CEO Property, dự báo trong ngắn hạn và trung hạn sẽ không còn diễn ra tình trạng "sốt đất" khi trong thời gian tới, những bộ Luật sửa đổi liên quan đến bất động sản sẽ chính thức đi vào hoạt động, việc đầu tư sẽ ngày càng được siết chặt hơn.