Công nghệ bảo quản vải tươi lên tới 11 tháng

(NTD) - Công nghệ CAS làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường.

 Việc ứng dụng công nghệ này giúp vải thiều bớt đi một khâu quá cảnh vào Tp.HCM chiếu xạ, giúp giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh về giá và thời gian giao hàng so với vải Trung Quốc.

CAS không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, không làm biến tính các hợp chất sinh học. Các sản phẩm sẽ được bảo quản tươi mới đến 99% trong thời gian 10 năm.

Công nghệ CAS có thể bảo quản trái cây lên tới 11 năm

CAS (Cells Alive System) hay "hệ thống tế bào còn sống” là công nghệ lạnh đông nhanh với chức năng CAS. CAS được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm đạt được tiêu chí "Fresh CAS - tươi như CAS”. Nghĩa là các sản phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS sau một thời gian nhất định (từ 1 đến nhiều năm) sau rã đông vẫn giữ được độ tươi nguyên như vừa mới thu hoạch, giữ được cấu trúc mô - tế bào, màu sắc, hương vị, chất lượng sản phẩm.

Nguyên lý cơ bản của công nghệ CAS là sự kết hợp giữa quá trình lạnh đông nhanh (-30 đến - 60oC) và dao động từ trường (50 Hz đến 5 MHz). Sự khác biệt của công nghệ CAS với các công nghệ lạnh đông thông thường đó là sự cùng tác động của từ trường và quá trình lạnh đông nhanh đã làm cho nước (nước tự do và nước liên kết) trong tế bào sống đóng băng ở chỉ một số rất ít phân tử, nên không phá vỡ cấu trúc tế bào và cũng không làm biến tính các hợp chất sinh học (như protid, vitamin).

Tôm sú được bảo quản tới 9 tháng, cá ngừ được bảo quản tới 2 tháng vẫn tươi ngon. Các loại hoa quả nguyên vỏ như vải, nhãn sau khi được bảo quản bằng CAS vẫn đảm bảo chất lượng sau 11 tháng. Các loại hoa quả tươi bóc vỏ thái lát như dưa hấu, thanh long, xoái, dứa, bơ, bưởi sau 2 tháng vẫn tươi ngon như mới thu hoạch.

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Chức, một trong những người tham gia dự án, đây là công nghệ xử lý giữ nguyên màu đỏ tự nhiên và hương vị thơm ngon của quả vải, loại bỏ hiện tượng nâu hóa sau 3 ngày. Quả vải giữ được màu đỏ tươi trong 4-5 tuần. bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung bình, mỗi giờ, hệ thống sẽ xử lý được 500 kg vải; nếu nhu cầu bảo quản tăng lên có thể xử lý 15 tấn vải/ngày. Hiện nay, công nghệ này rất phù hợp với việc vận chuyển dài ngày

Các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Bắc Giang đang gặp nhiều khó khăn khi bước vào mùa vải chín. Người dân lại hối hả chuẩn bị nhà kho, bồn chứa đá phục vụ cho nhu cầu ướp lạnh. Với cách ướp lạnh truyền thống vải chỉ tươi ngon trong vài ngày gây khó khăn trong việc vận chuyển và tiêu thụ ở những thị trường xa. Những đơn vị được xuất khẩu phải chuyển hết vải vào Nam để chiếu xạ mới được phía đối tác chấp thuận.

Vì vậy để có thể khai thác được những thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật... thì ngoài yếu tố đảm bảo sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế thì cách thức bảo quản để giữ được hương vị tươi ngon của vải thiều Bắc Giang cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác  cũng vô cùng quan trọng.

Do đó, CAS chính là công nghệ có thể đem lại giá trị cho các sản phẩm đến với thị trường tiềm năng và khó tính như trên. Năm 2014, Hải Dương đã ững dụng thành công và xuất khẩu 20 tấn vải sang thị trường Nhật Bản, một tín hiệu đáng mừng.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Cao Phong

Nên đọc