Chuyên gia khuyến cáo gì để phòng nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra việc tiết nhiều mồ hôi và mất nước, điều này dễ dẫn đến lưu thông máu kém.

Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng có tác động đáng kể đến sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và sốc nhiệt. Nắng nóng cũng được xem là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ đột quỵ não cho những người có các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý về mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia.

Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng có tác động đáng kể đến sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và sốc nhiệt

Theo ThS-BS Nguyễn Duy Chinh, khoa Các bệnh mạch máu, Bệnh viện Tim Hà Nội,  các nhóm đối tượng dễ mắc đột quỵ gồm: 

  • Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi, đặc biệt dễ bị tổn thương do cơ thể chậm thích nghi với nhiệt độ so với những người khác.

  • Những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thận, béo phì hoặc thiếu cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tâm thần và nghiện rượu.

  • Người dân sống trong khu vực đô thị, dễ mắc đột quỵ do thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi có điều kiện khí quyển ứ đọng và chất lượng không khí kém.

  • Những người lao động và vận động viên hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng kéo dài.

Theo BS Chinh, thời tiết nắng nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra việc tiết nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước. Nếu không bổ sung nước kịp thời, có thể dẫn đến máu dễ kết dính và lưu thông kém. Hậu quả có thể làm tăng huyết áp, tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.

Thời tiết nắng nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra việc tiết nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước

Chuyên gia khuyến cáo gì?

Theo khuyến từ các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, trong điều kiện nắng nóng, cần chú ý đến điều kiện tập luyện thể thao, tránh thời điểm nắng nóng nhất, thường từ 12 giờ đến 16 giờ, nên lựa chọn sau thời gian này khi nhiệt độ dịu hơn. Trong môi trường nắng nóng, nếu tập luyện quá mức, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, gây nguy cơ đột quỵ hoặc sốc nhiệt.

Theo khuyến từ các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, trong điều kiện nắng nóng, cần chú ý đến điều kiện tập luyện thể thao

Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng, nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời hoặc di chuyển một quãng đường dài, mỗi người nên có các biện pháp bảo vệ cơ thể. Điều này bao gồm mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, đảm bảo thông thoáng và che chắn, uống đủ nước để tránh mất nước.

TIN LIÊN QUAN