Chuyên gia chia sẻ cách phòng ngừa bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng trong mùa mưa lũ

Mưa bão không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, dẫn đến ô nhiễm nước và làm thực phẩm dễ bị ôi thiu, ẩm mốc.

Theo Báo Thanh Niên, Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Đình Thành, thuộc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP. HCM cho biết nguồn nước sinh hoạt của người dân sau mưa bão có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sử dụng và thực phẩm khi chế biến.

Mưa bão không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Ảnh minh hoạ

Mưa bão không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, dẫn đến ô nhiễm nước và làm thực phẩm dễ bị ôi thiu, ẩm mốc. Nếu không lựa chọn và chế biến thực phẩm kỹ càng, người dân dễ dàng bị ngộ độc.

Một số bệnh phổ biến do vi khuẩn sau mưa lũ có thể kể đến như bệnh đường ruột do vi khuẩn Salmonella gây ra. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella (thường được gọi là vi khuẩn thương hàn), gây viêm nhiễm trong dạ dày và ruột, với triệu chứng tương tự viêm dạ dày.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân sau mưa bão có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Ảnh minh hoạ

Sau mưa bão, điều kiện vệ sinh thường trở nên kém hơn, môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch. Phần lớn các ca nhiễm khuẩn gây tiêu chảy lây lan qua đường phân - tay - miệng, qua nước và thực phẩm bị nhiễm bẩn. Nguồn nước tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ thường dễ nhiễm các loại vi khuẩn như vi khuẩn tả, Shigella, Salmonella, Amip, E.coli và nhiều vi khuẩn đường ruột khác.

Sau mưa bão, điều kiện vệ sinh thường trở nên kém hơn, môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch. Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, sau lũ lụt, nhiều loại bệnh do ký sinh trùng cũng dễ bùng phát, bao gồm Cryptosporidium, Amip, Giardia, sán máng, các bệnh giun đường ruột và giun Dracunculus. Một số bệnh do virus gây ra như viêm gan, viêm ruột và viêm não cũng có thể xuất hiện. Đặc biệt, việc sử dụng nước nhiễm chất hóa học trong thời gian dài sau mưa lũ có thể gây tổn thương gan và thận, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Theoác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Đình Thành, để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa trong mùa mưa bão, cần lưu ý các biện pháp sau:

  • Chọn thực phẩm sạch và chế biến đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
  • Chỉ ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ và uống nước đã đun sôi.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay và chân sạch sẽ, lau khô kẽ ngón sau khi tiếp xúc với nước lũ hoặc nước ô nhiễm.
  • Tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy và muỗi bằng cách đậy kín bể, thùng chứa nước; thả cá vào các bể chứa lớn và loại bỏ các phế thải như chai lọ hay các hốc nước tự nhiên để tránh muỗi sinh sản.
  • Sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, kể cả vào ban ngày.

TIN LIÊN QUAN