Chiêm ngưỡng bức tượng Phật khổng lồ 1.500 tuổi tựa mình vào vách núi, ‘hồi sinh’ sau 700 năm biến mất bí ẩn

Sau nhiều thế kỷ, Đại Phật lại được “hồi sinh”, trở thành bức tượng tạc bằng đá được xây dựng sớm nhất thế giới.

Tượng Mông Sơn Đại Phật tọa lạc ở phía tây bắc của dãy núi Mông Sơn, thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, được thợ thủ công chạm khắc trên tảng đá. 

Tượng Mông Sơn Đại Phật

Hiện nay bức tượng có chiều sâu 17,5m, chiều rộng 25m và toàn thân cao 66m. Tuy nhiên vì đã trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, chiều cao chính xác từ khi xây dựng của Mông Sơn Đại Phật phải dựa trên các tư liệu lịch sử.

Hiện nay bức tượng có chiều sâu 17,5m, chiều rộng 25m và toàn thân cao 66m

Trong tài liệu "Vĩnh Lạc Đại Điện" ghi chép rằng, việc xây dựng tượng Mông Sơn Đại Phật đã bắt đầu vào năm thứ 2 của thời kỳ Bắc Tề Thiên Bảo (559), đến nay đã có niên đại trên 1.500 năm, cùng niên đại với chùa Khai Hoa. Tượng Mông Sơn Đại Phật được khắc dựa trên ngọn núi phía sau chùa, với chiều cao lớn và tráng lệ.

Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất vào thời kỳ Tùy Đường. Trong năm đầu tiên của triều đại Nhân Thọ (601), chùa Khai Hoa đã tập trung vào việc xây dựng các tượng Phật để bảo vệ bức Đại Phật, đồng thời đổi tên thành chùa Tịnh Minh. Vào năm thứ 3 của triều đại Vũ Đức (620), Đường Cao Tổ Lý Uyên đã đến thờ Phật và đổi tên chùa về tên cũ là Khai Hoa.

Tượng Mông Sơn Đại Phật đã bắt đầu vào năm thứ 2 của thời kỳ Bắc Tề Thiên Bảo (559), đến nay đã có niên đại trên 1.500 năm

Sự hiện diện của Đường Cao Tổ Lý Uyên đã mang lại uy tín và danh tiếng lớn cho Mông Sơn Đại Phật, từ đó lan rộng trong cộng đồng, được đông đảo người dân đến thờ cúng, chiêm bái.

Bức tượng đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử

Vào năm thứ 2 của thời kỳ Hiển Khánh (657), Đường Cao Tông Lý Trí và Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cùng đại gia đình đến thăm Khai Hoa Tự và tặng nhiều tài bảo quý giá, làm cho chùa trở nên lớn mạnh và nổi tiếng hơn.

Đây là bức tượng bằng đá lớn thứ 2 thế giới

Mông Sơn Đại Phật đã trải qua nhiều biến cố trong thời của Đường Vũ Tông bởi ông triển khai nhiều chính sách đàn áp Phật giáo, dẫn đến chùa Khai Hoa bị phá hủy và tượng Phật khổng lồ cũng bị lãng quên.

Mông Sơn Đại Phật đã bị lãng quên trong thời của Đường Vũ Tông

Vào năm 945, Lưu Tri Viễn, Hoàng đế của triều đại Hậu Hán đã tiến hành việc trùng tu các tượng Phật. Nhưn vào cuối thời kỳ nhà Nguyên, chùa Khai Hoa lại bị thiêu rụi và từ đó dấu vết của Mông Sơn Đại Phật đã biến mất hoàn toàn khỏi sử sách. Nhiều thông tin cho rằng tượng Phật đã bị phá hủy trong thời kỳ này.

Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa "tái sinh" kỳ diệu

Đến năm 1385, nhà Minh đã tái xây dựng chùa Khai Hoa nhưng Mông Sơn Đại Phật đã bị lãng quên. Mãi cho đến năm 1983, một nhân viên hành chính đã phát hiện một khối đá đổ nát bên dưới dãy núi có hình dạng giống như một vị Phật, phần đầu và phần dưới ngực đã bị chôn vùi trong đất và đá.

Năm 2006, chính quyền địa phương đã tiến hành sửa chữa và tái tạo phần đầu của tượng Mông Sơn Đại Phật. Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa "tái sinh", là tượng được điêu khắc bằng đá sớm nhất và lớn thứ 2 thế giới.

Đây là một trong nhữn bức tượng Phật được điêu khắc bằng đá sớm nhất thế giới

Với sự phong phú về văn hóa và giá trị nghệ thuật cao, nơi này thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, giúp họ hiểu rõ hơn về sức mạnh và trí tuệ của con người cũng như lòng kính trọng với thiên nhiên. 

Nguồn: Sohu

TIN LIÊN QUAN