Lúa trên đất tôm - mỏ vàng chưa được khai thác
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (KHKTNN miền Nam) phối hợp với Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo đối thoại đối tác công tư về liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa - tôm hữu cơ và an toàn.
Dự hội thảo có các tập đoàn, công ty như Minh Phú, Gentraco, VinaCam, Đại Dương Xanh, XNK Kiên Giang, DNTN Hồ Quang Trí, HTX Tôm - Cua - Lúa Thạnh An… đang sản xuất, kinh doanh và quan tâm đến sản phẩm tôm - lúa hữu cơ.
Một lần nữa cây lúa trên đất lúa - tôm được nâng lên một bật là sản xuất lúa hữu cơ với chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao.
TS Nguyễn Công Thành (Viện KHKT NN miền Nam) cho rằng năng suất thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao, mang lại nhiều lợi ích về môi trường, xã hội, là xu thế, cơ hội đầu tư cho cả nông dân và doanh nghiệp.
Theo TS Thành, làm nông nghiệp hữu cơ cũng có những thách thức, nông dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, là thị trường đầu ra chưa ổn định, người tiêu dùng thiếu lòng tin vào sản phẩm...
Th.s Lâm Thái Xuyên, Giám đốc Công ty CP Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú cho biết, làm nông nghiệp hữu cơ phải tuân theo quy trình khắt khe, phải có thời gian chuyển đổi nhất định, thiếu nhân sự am hiểu về quy chuẩn hữu cơ. Để phát triển làm tôm hữu cơ, Minh Phú gặp không ít khó khăn, thậm chí thời gian đầu phải chấp nhận bị lỗ... Dự kiến, năm 2018 Minh Phú sẽ phát triển 7.000ha tôm rừng đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại Cà Mau.
Tại Kiên Giang đang triển khai xây dựng mô hình lúa an toàn và hữu cơ giai đoạn 2018 - 2023 ở địa bàn 2 huyện An Minh và Hòn Đất. Dự kiến tại An Minh sẽ có 100 hộ tham gia với diện tích 100ha làm lúa theo tiêu chuẩn Organic (Công ty Gentraco tham gia thực hiện); huyện Hòn Đất có 250 hộ tham gia làm lúa tiêu chuẩn SRP, GAP với diện tích 500ha (Công ty LotusRice); 1.500 - 2.000ha của 1.000 hộ làm lúa GAP (Công ty VinaCam)... Tại Bạc Liêu tỉnh này cũng quy hoạch trên 20.000ha tại huyện Phước Long, Hồng Dân sản xuất lúa sạch trên tổng diện tích trên 40.000 ha lúa-tôm của tỉnh.
Không quá khó để có lúa sạch
Dù đưa ra hàng loạt những rào cản nhưng các nhà khoa học, nhà quản lý khẳng định để sản xuất lúa sạch không quá khó. Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, người sản xuất cần ghi chép những thông số cần thiết.
Đối với phân bón, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón dành cho lúa phèn mặn. Nổi bật nhất là Đầu Trâu chuyên dùng cho phèn mặn với những đặc điểm như sau:
Đạm (Nts): 4%
- Lân (P2O5hh): 14%
- Canxi (CaO): 20%
- Silic (SiO2): 14%
Công dụng
- Giảm độc do mặn - phèn gây ra, thúc đẩy bộ rễ khoẻ mạnh, tăng khả năng chịu mặn - phèn của lúa, bắp, hoa màu và cây trồng khác.
- Ổn định môi trường đất với tác nhân bất lợi như mặn, phèn, hạn hán.
Cách sử dụng: Chuyên dùng bón lót và bón thúc cho cây con.
- Lúa: bón lót trước khi sạ: 250-300 kg/ha, thúc cây con và khi độ mặn trong ruộng cao: 100-150 kg/ha.
- Bắp, mía: Bón lót từ 300-500 kg/ha, thúc cây con từ 150-200 kg/ha.
- Cây ăn trái: Bón lót khi trồng mới từ 0,5-2 kg/hố trồng.
- Cây trồng khác: bón lót khi làm đất trước khi gieo trồng: 150-300 kg/ha.
Quá trình khảo nghiệm cũng như sử dụng thích hợp cho cây lúa trên đất lúa - tôm, vừa có năng suất lại bảo đảm các quy trình kỹ thuật mà các nhà tiêu dùng đưa ra.
Hoàng Huy