Bạn phải làm gì để quản lý rủi ro nghề nghiệp?

Những thay đổi trong doanh nghiệp có thể xuất phát từ các yếu tố khác nhau và cần quản lý rủi ro: rủi ro khi các kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời, rủi ro khi công việc bạn yêu thích thay đổi, rủi ro khi sếp của bạn thay đổi, rủi ro khi công ty thay đổi chiến lược, rủi ro khi ông chủ mới không thích bạn…

 

 

Dưới đây là bài viết chia sẻ của Sallie Krawcheck, người đồng sáng lập kiêm CEO của Ellevest, một công ty  đầu tư kỹ thuật số cho phụ nữ, về những rủi ro nghề nghiệp trên Linkedin:

Khi chúng ta nghĩ về rủi ro nghề nghiệp, ta thường nghĩ rằng đó là thời điểm chuyển dịch cho một sự khởi đầu. Nhưng đây thực sự là một điều khó chịu và ai cũng lo sợ. Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực thay đổi nhanh chóng và bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro. Bạn có thể chấp nhận chúng bằng cách không tạo ra và đón nhận chúng.

Bạn hãy hỏi bất kỳ ai làm việc trng ngành công nghiệp dịch vụ tài chính trong thập kỷ qua hoặc trong giới báo chí, công nghệ. Những thay đổi trong doanh nghiệp có thể xuất phát từ các yếu tố khác nhau và cần quản lý rủi ro: rủi ro khi các kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời, rủi ro khi công việc bạn yêu thích thay đổi, rủi ro khi sếp của bạn thay đổi, rủi ro khi công ty thay đổi chiến lược, rủi ro khi ông chủ mới không thích bạn…

Vậy, bạn phải làm gì để quản lý rủi ro nghề nghiệp?

Hãy là một người khao khát học hỏi

Thế giới luôn vận động và bạn cần phải chạy cùng nhịp phát triển đó. Bạn cần phải luôn hoàn thiện các kỹ năng cũ, phát triển những kỹ năng mới để có thể sẵn sàng cho bất kỳ sự chuyển dịch công việc nào.

 Nếu bạn cảm thấy hài lòng với kiến thức hiện tại, nghĩa là bạn không tự nhận thức được về giá trị bản thân. Hãy luôn nỗ lực học hỏi mọi lúc mọi nơi, từ những người giỏi nhất cho đến người thua kém bạn. Ngoài ra, bạn nên học để biến kiến thức thành giá trị mà bạn sở hữu chứ không phải là dành thời gian và tiền bạc để mua những tấm bằng.

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có giá trị tiềm năng. Nếu doanh nghiệp đột ngột phá sản, bạn vẫn cầm đằng chuôi và có quyền tự lựa chọn công việc.

Xây dựng mạng lưới mối quan hệ mạnh mẽ

 Hãy bắt đầu tư ngay khách hàng, đối tác trong công ty của bạn. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên mở rộng mạng lưới, đa dạng và mạnh mẽ hơn ở bên ngoài công ty. Bạn không thể biết trước, một trong những mối quan hệ này sẽ trở thành người đồng sáng lập công ty với bạn hoặc có thể là ông chủ tương lai.

Đây là một trong những bước quan trọng của quá trình quản lý rủi ro nghề nghiệp. Nếu bạn mở rộng mối quan hệ càng sớm và càng rộng, bạn càng đỡ gặp rủi ro hơn.

Chuẩn bị tài chính

Đây là một trong những hình thức tuyệt vời của bảo hiểm. Phương pháp luôn có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là đối với phụ nữ: xây dựng một quỹ tiền mặt khẩn cấp bằng 3-6 tháng lương. Tuy nhiên, bạn không nên tiết kiệm quá nhiều tiền mặt như nhiều phụ nữ thường làm vì điều này có thể gây bất lợi tài chính trong kế hoạch dài hạn.

Theo phân tích của Ellevest, nếu bạn đặt 25.000 USD vào tài khoản tiết kiệm, nó có thể tăng lên thành 35.400 USD trong 35 năm, nhưng nếu bạn đặt số tiền đó vào danh mục đầu tư đa dạng, nó sẽ tăng lên hơn 54.000 USD.

Nếu bạn có quãng ngắt trong sự nghiệp, hãy dành thời gian đó để cập nhập những kỹ năng hiện tại. Ngoài việc lên kế hoạch về tài chính, bạn cần lập kế hoạch phát triển chuyên nghiệp để không tụt hậu.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Kinh doanh

Theo MyLink.vn

Nên đọc