Cả ba được vinh danh nhờ các công trình nghiên cứu Hố đen vũ trụ nói riêng, cũng như những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý thiên văn nói chung. Penrose đã chứng minh thuyết tương đối tổng quát liên quan tới nguồn gốc hình thành các hố đen, trong khi Genzel và Ghez có công khám phá ra "một vật thể không thể nhìn thấy và vô cùng nặng chi phối các quỹ đạo của những ngôi sao ở trung tâm ngân hà".
Hố đen là một vùng không - thời gian có một trường hấp dẫn mạnh đến nỗi không có vật chất nói chung chiếm khối lượng và không gian nhất định hoặc bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra ngoài.
Chụp ảnh được Hố đen vũ trụ là một bước đột phá vĩ đại của ngành thiên văn, qua đó giúp loài người hiểu rõ hơn, chính xác hơn vào vật thể bí ẩn trên vũ trụ mang tên hố đen, với trường lực hấp dẫn mạnh tới mức hút được cả ánh sáng.
Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà M87, có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời. Việc chụp hình ảnh được Hố đen sẽ mở ra triển vọng để giới khoa học giải mã nhiều bí mật vũ trụ. Loài người chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy Hố đen bởi nó hấp thụ mọi ánh sáng xung quanh nó.
Giáo sư Roger Penrose Penrose, Reinhard Genzel và Andrea Ghez (từ trái qua) đạt Giải Nobel Vật lý năm 2020. Ảnh: Getty
Nobel Vật lý là giải thứ hai được công bố. Trước đó, ngày 5/10, ba chủ nhân của Nobel Y Sinh năm 2020 là các giáo sư Harvey J. Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M.Rice (Mỹ). Các giải còn lại sẽ lần lượt được công bố: Nobel Hóa học ngày 7/10, Nobel Văn học ngày 8/10, Nobel Hòa bình ngày 9/10 và Nobel Kinh tế vào ngày 12/10.
Đạt Giải thưởng Nobel danh giá, sẽ nhận một huy chương bằng vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1.118.000 USD) từ tài sản của người sáng lập Alfred Nobel để lại.
Năm 2019, ba giáo sư James Peebles, Michel Mayor và Didier Queloz đã đoạt Giải Nobel Vật lý nhờ công trình nghiên cứu, khám phá ra một hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời (còn gọi là ngoại hành tinh) có quỹ đạo như một ngôi sao trong Hệ Mặt trời, đã góp phần thay đổi nhận thức của con người về vũ trụ.