5 loại rau giàu đạm chẳng thua gì thịt cá, ăn nhiều không lo béo còn tốt cho sức khỏe

Khi nhắc tới protein, rất nhiều người thường nghĩ ngay đến thịt mà không biết rằng nhiều loại rau cũng rất giàu dưỡng chất thiết yếu này.

Theo các trang Women’s Health, Top Beauty, Eat This, thực phẩm có thể cung cấp cho con người 2 loại đạm (hay còn gọi là protein) gồm: Đạm động vật và đạm thực vật.

Giống như đạm từ động vật, đạm thực vật trong rau củ cũng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Đồng thời nó là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong cơ thể, kể cả nội tiết tố, huyết cầu và enzyme. Hơn nữa, đạm thực vật còn giúp giảm nguy cơ béo phì, bệnh tật và có tác dụng làm đẹp da, giữ dáng rất tốt.

Dưới đây là những loại thực vật còn giàu protein hơn cả thịt:

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan thuộc Chi Đậu Hà Lan, thuộc cây họ đậu, thường dùng làm rau ăn hoặc lấy hạt để chế biến thực phẩm đóng gói. Loại rau này giàu chất đạm một cách đáng kinh ngạc, cứ 100g đậu Hà Lan thì có khoảng 5g đạm thực vật. Nó cũng giàu vitamin A, vitamin K, vitamin C và chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho giảm cân, làm đẹp da, tóc và móng.

Thành phần của đậu Hà Lan cũng giúp điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu

Bên cạnh dinh dưỡng, thành phần của đậu Hà Lan cũng giúp điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu. Đồng thời nó giúp làm giảm cholesterol xấu và nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

Rong biển

Rong biển là một thực phẩm phổ biến trong ẩm thực châu Á, nhanh chóng trở nên phổ biến đối với người phương Tây bởi nó rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đặc là nó rất giàu đạm thực vật, cụ thể là cứ 100g rong biển thì chứa khoảng 3 - 6g protein.

Nhưng cần lưu ý là hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi dựa trên nơi nó sinh trưởng. Do đó, các loại khác nhau sẽ chứa lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt, hàm lượng protein trong rong biển thay đổi theo mùa, thường cao hơn vào cuối mùa đông và mùa xuân và thấp hơn vào mùa hè.

Rong biển rất giàu đạm thực vật

Ngoài protein, thực phẩm này cũng rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, cellulose, iốt hữu cơ, natri alginat và các thành phần khác. Từ đó giúp trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose, tăng cường hoạt động của insulin và ổn định lượng đường trong máu… Rong biển cũng tốt cho giảm cân, tăng cường trao đổi chất và làm đẹp da, tóc.

Bông cải xanh

Cứ 100g bông cải xanh có thể cung cấp 34 calo, bao gồm 2.g protein chiếm 20% năng lượng chứa các axit amin thiết yếu. Nó cũng rất giàu chất xơ, giúp no lâu nên được nhiều chị em sử dụng trong thực đơn giảm cân lành mạnh.

Bông cải xanh có hàm lượng glucosinolates cao có thể giúp giảm nguy cơ ung thư

Bên cạnh chất đạm dồi dào, bông cải xanh cũng chứa nhiều folate, mangan, kali, phốt pho và vitamin C và K. Loại rau này cung cấp một lượng lớn flavonoid như kaempferol có tác dụng trong việc chống oxy hóa và chống viêm. Tương tự như tất cả các loại rau họ cải khác, bông cải xanh có hàm lượng glucosinolates cao có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng bông cải xanh có khả năng liên kết với axit mật cao hơn khi được hấp, vì vậy ăn bông cải xanh hấp có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, bông cải xanh có thể giúp cải thiện sức khỏe gan bằng cách kích thích giải độc và sản xuất các hợp chất chống oxy hóa trong gan.

Măng tây

Măng tây là một loại rau rất phổ biến với hàm lượng dinh dưỡng cao, 100 gram măng tây chứa 2,2 gram Protein, tức là chiếm 27% lượng calo trong măng tây. Ngoài ra, măng tây cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B, folate, đồng, mangan, phốt pho, magiê và vitamin A và K. Nó cũng chứa fructooligosacarit (FOS) giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Măng tây cũng được xếp trong top đầu thực phẩm giảm cân an toàn, hiệu quả.

Măng tây được xếp trong top đầu thực phẩm giảm cân an toàn, hiệu quả

Măng tây được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ vì lượng protein dồi dào mà còn rất tốt cho thị lực, lợi tiểu, giúp tế bào phát triển và làn da luôn khỏe mạnh. Măng tây có thể được nướng, luộc, hấp và là thành phần tuyệt vời trong món salad.

Nấm

Có lẽ ít người biết rằng hàm lượng protein trong nấm gấp khoảng 3 - 6 lần rau quả thông thường. Hơn nữa, nấm còn chứa tới 18 loại axit amin, là nguồn gốc để xây dựng cơ bắp và tế bào.

Hàm lượng protein của nấm ăn tươi là 1,75% - 3,63%, cao gấp 2 lần so với bắp cải và măng tây, gấp 4 lần so với quả có múi. Còn nấm khô thì có hàm lượng protein dao động từ 19% - 40%. Ví dụ như đối với nấm sò, lượng protein đạt 3,63% nếu ăn tươi nhưng để khô thì con số này lên đến 37%.

Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, nấm còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe rõ rệt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng polysaccharides chứa trong nấm có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch và kiểm soát lipid máu.

Polysaccharides chứa trong nấm có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch và kiểm soát lipid máu.

Ngoài ra, nấm cũng chứa rất ít calo, giảm mỡ tích tụ trong cơ thể nên vô cùng hữu dụng với công cuộc giảm cân. Đồng thời, nấm còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, làm chậm lão hóa, làm đẹp da và tóc hiệu quả.

TIN LIÊN QUAN