Trước Auchan, hàng loạt đại gia bán lẻ thế giới đã “ngã ngựa” ở Việt Nam
(NTD) - Việc chuỗi siêu thị Auchan phải dừng chân ở Việt Nam đang khiến dư luận xôn xao. Điều đau xót cho nhà bán lẻ hàng đầu nước Pháp chính là đến khi “tạm biệt cuộc chơi”, thương hiệu này mới được biết đến. Nhưng Auchan vẫn được “an ủi” phần nào vì không phải là đại gia bán lẻ thế giới duy nhất “ngã ngựa” ở Việt Nam.
Chuỗi siêu thị Auchan bất ngờ đóng cửa. |
Đóng cửa, Auchan mới được... biết đến
Giữa tháng 5/2019, dư luận xôn xao khi có thông tin chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu nước Pháp Auchan tuyên bố rút khỏi Việt Nam. Thông tin này gây... xôn xao bởi lẽ cho đến lúc này người tiêu dùng mới biết đến cái tên Auchan trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Thông thường, người tiêu dùng Việt chỉ quen với những cái tên như Vinmart, Metro, Big C, Co.opmart...
Auchan được thành lập tại Việt Nam từ năm 2015, thời điểm các đại siêu thị đang “làm mưa làm gió” như Metro, Big C đổi chủ. Biến động về sở hữu tại những đơn vị nắm giữ thị phần bán lẻ lớn nhất lúc đó không phải là lợi thế cho Auchan.
Kết quả là doanh thu Auchan khá èo uột. Trong năm 2018, chuỗi siêu thị hàng đầu nước Pháp chỉ thu về 45 triệu euro (khoảng 1.200 tỷ đồng). Con số này rất khiêm tốn so với doanh thu 787,5 triệu USD (khoảng 18.000 tỷ đồng) của Central Group tại Việt Nam. Central Group đang sở hữu 2 thương hiệu nổi tiếng bán lẻ là Nguyễn Kim và Big C.
Auchan không công bố con số thua lỗ chính xác sau 5 năm có mặt ở Việt Nam nhưng không tìm được hướng đi nên quyết định rút khỏi Việt Nam. Theo đó, Auchan sẽ đóng cửa 15 siêu thị từ 3/6. Trước khi rời Việt Nam, Auchan phải thanh lý toàn bộ hàng hóa.
Vì vậy, trong những ngày cuối tuần (19 và 20/5), người tiêu dùng ở các thành phố có sự góp mặt của Auchan được nhận món quà từ trên trời rơi xuống khi Auchan thực hiện chính sách giảm giá 50%. Người tiêu dùng xếp hàng tại các siêu thị để “vét” hàng giá rẻ.
Tự xây dựng chuỗi thất bại
Auchan có thể khiến dư luận xôn xao nhưng với những ai quan tâm tới thị trường bán lẻ thì việc một ông lớn thế giới phải “khai tử” ở Việt Nam đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Mới đây nhất là câu chuyện đáng tiếc của Parkson. Vào Việt Nam không phải muộn, Parkson ít nhiều đã tạo được tiếng vang. Thế nhưng, cách đây vài năm, loạt trung tâm thương mại này gây sốc khi đóng cửa trung tâm thương mại. 2018 là năm đáng quên nhất khi Parkson tiếp tục dừng hoạt động hàng loạt địa chỉ khác ở TP.HCM.
Đây là “cái chết” đã được báo trước. “Cơn sốt” mua hàng online đã ảnh hưởng mạnh tới việc mua hàng trực tiếp tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Nhưng rất nhiều siêu thị khác vẫn hoạt động ổn định. Vì vậy, Parkson buộc phải đóng cửa còn do thương hiệu này không theo kịp xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi của khách hàng.
Xét ở quy mô và mức độ ảnh hưởng, Big C Việt Nam và Metro Việt Nam thậm chí còn lớn hơn Parkson. Trong khi Metro có chiến lược tập trung vào mảng bán buôn thì Big C lại giữ vững “mặt trận” bán lẻ. Metro hấp dẫn bởi mức giá rẻ. Còn Big C thì thu hút khách hàng bởi chiến lược kinh doanh “khép kín”.
Hiện tại, khách hàng đã quá quen với việc có thể cùng lúc đi mua sắm, ăn uống, giải trí trong cùng một khu vực. Nhưng hơn 10 năm trước, Big C là một trung tâm hiếm hoi làm được điều này. Vì vậy, vào mỗi ngày cuối tuần, Big C luôn đông nghịt khách. Thậm chí, nhiều gia đình còn coi đây là nơi “nghỉ ngơi” cuối tuần.
Cùng nắm giữ nhiều ưu thế nhưng cả Metro và Big C đều dính nghi án “chuyển giá, trốn thuế” vì ít khi có lãi. Doanh thu lớn nhưng lợi nhuận èo uột, năm 2014, Metro Việt Nam bất ngờ về tay chủ mới - Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan với giá 655 triệu euro (tương đương 879 triệu USD). Không lâu sau đó, Big C Việt Nam cũng rơi vào tay một tỷ phú Thái Lan khác - Tập đoàn Casino.
Đầu năm nay, Shop&Go cũng được dư luận quan tâm vì được Vingroup mua lại với giá... 1 USD. Tới thương vụ M&A, người tiêu dùng mới biết đến Shop&Go. Shop&Go là chuỗi cửa hàng của chủ đầu tư đến từ Singapore. Thương hiệu này chính thức gia nhập thị trường từ năm 2005 với cửa hàng đầu tiên được mở tại TP.HCM.
AEON không thành công khi hợp tác với Fivimart. |
Thâu tóm cũng “ngã ngựa”
Có nhiều cách thâm nhập vào thị trường. Đa số các ông lớn đều đi theo cách “phổ thông”. Đó là tự mình xây dựng chuỗi siêu thị như Parkson, Metro, Big C hay Auchan. Có một cách khác đơn giản hơn và nhanh hơn. Đó là thâu tóm một thương hiệu đã có sẵn trên thị trường. Đây là con đường mà AEON đã đi. Và có vẻ như, tất cả các thương vụ thâu tóm của đại gia bán lẻ Nhật Bản đều đi vào ngõ cụt.
Tại thị trường Việt Nam, AEON “chạy” bằng “hai chân”. Đó là tự mở siêu thị và thâu tóm. Trong khi cách 1 sớm mang lại thành công cho AEON thì cách 2 lại khiến AEON hao tiền tốn của.
G7 Mart là “giấc mơ” lớn của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, những kinh nghiệm thành công trong ngành cà phê không giúp cho ông Vũ nhiều trên lĩnh vực bán lẻ. G7 Mart mãi chỉ là thương hiệu vắng khách. Dù vậy, AEON vẫn nhìn ra tiềm năng và quyết định thông qua công ty thành viên Ministop, AEON bắt tay với G7 thành lập chuỗi G7 Mart Ministop trong năm 2011. Sau đó, Trung Nguyên chia tay “liên doanh” này. Sojitz vào thế chân. Nhưng cho tới nay, G7 Mart Ministop vẫn không được nhắc tới nhiều.
Hợp tác với Fivimart cũng mang lại “vận rủi” cho AEON. Tháng 9/2018, AEON gây bất ngờ khi công bố đã chuyển nhượng lại chuỗi siêu thị Fivimart cho một đối tác Việt. Sau này, đối tác đó được tiết lộ chính là Vingroup. Trước khi đến với Vingroup, Fivimart thua lỗ hàng trăm tỷ đồng. Hiện tại, AEON vẫn hợp tác với Citimart dù chuỗi siêu thị này thua lỗ 157 tỷ đồng (tại thời điểm cuối năm 2016).
Lận đận trên con đường thâu tóm nhưng AEON lại rất thành công khi tự xây dựng và vận hành chuỗi trung tâm thương mại của riêng mình. Gần đây, AEON trở thành hiện tượng “mạng xã hội” vì độ chiều khách. Do thời tiết Hà Nội nắng nóng kỷ lục, lên tới 400C, người dân ồ ạt tới AEON để... nằm. Thay vì “đuổi” khách, AEON cung cấp thêm ghế cho khách... nằm. Động thái này nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Có thể thấy, những đơn vị đang thành công trên thị trường bán lẻ Việt Nam là những đơn vị biết nhìn vào hành vi và tôn trọng hành vi của khách hàng.
Vy Vy
Bình luận
Nổi bật
Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36
CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.