Dữ liệu cũ
Thứ hai, 01/10/2018, 09:01 AM

Sách giáo khoa mỗi năm lỗ trên 40 tỷ đồng?

(NTD) - Theo lãnh đạo Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, mỗi năm NXB chịu lỗ từ mảng phát hành SGK trên dưới 40 tỉ đồng và phải bù đắp bằng các nguồn thu khác, như sách tham khảo, sách bổ trợ, cho thuê bất động sản…

“Lỗ” nhưng vẫn làm?

Theo báo cáo, doanh thu SGK năm 2015 là 656,6 tỷ đồng; mảng SGK lỗ 43,8 tỷ đồng. Năm 2016, doanh thu SGK là 735,2 tỷ đồng; mảng SGK lỗ 43,3 tỷ đồng. Năm 2017, doanh thu từ SGK là 703,9 tỷ đồng, lỗ 38,14 tỷ đồng.

lam-sach-giao-khoa-moi-nam-lo-40-ty-dong
Biểu đồ thể hiện doanh thu của việc bán sách giáo khoa (Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam)

Cũng theo báo cáo của NXB Giáo dục Việt Nam, giá sách giáo khoa từ năm 2011 tới nay là không thay đổi, trong khi các chi phí như nguyên vật liệu, phí nhân công,… đều tăng qua các năm.

Theo lý giải, do chi phí đầu vào của SGK tăng cao trong khi giá bán không đổi nên dù NXB Giáo dục Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhưng doanh thu phát hành SGK vẫn không thể bù đắp chi phí dẫn đến hoạt động xuất bản phát hành SGK luôn bị lỗ. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phải sử dụng các nguồn thu khác để bù đắp lỗ của hoạt động xuất bản phát hành SGK.

Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, làm SGK là một nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao, không mang lại lợi nhuận như thông tin dư luận. Thậm chí, mỗi năm NXB Giáo dục còn bị lỗ trên dưới 40 tỉ từ việc in và phát hành SGK.

Để dư luận hiểu nhầm nhiều ngày nay chúng tôi rất buồn. Sau đợt này, NXB cũng sẽ rút kinh nghiệm, tuyên truyền sâu rộng hơn để giúp phụ huynh phân biệt đâu là SGK, đâu là sách tham khảo, để không bị mua phải những sách không cần thiết, NXB Giáo dục Việt Nam cho biết thêm.

Dư luận xôn xao!

Chị Mỹ Lan (thành viên một diễn đàn) tỏ ra thắc mắc: “Tôi mà kinh doanh không lợi nhuận thì tôi dừng ngay! Còn nếu như tôi mà làm quản lý nếu cấp dưới kinh doanh cứ lỗ thì tôi cho người đó thôi việc ngay! Ngày nay các sách báo đều in ra và bán trên thị trường. Thế sao người ta vẫn có lợi nhuận? Chắc là họ không trả tiền cho các công đoạn viết bài, in ấn, giấy mực ư?

2-1516
 Dư luận xôn xao xung quanh vấn đề sách giáo khoa bị lỗ


Anh Đào Tuấn phản biện: “NXB lấy lợi nhuận của họ để bù đắp lại vào chỗ lỗ của SGK. Một bộ sách giáo khoa có giá thành rất thấp, mỗi năm mua mới 1 bộ cho con em mình học là chuyện dễ. Vùng khó khăn thì đã có chính sách trợ giá, trợ giúp,... rồi. Giá SGK thế này tôi thấy là ổn so với mức sống rồi. Chả có gì phải phàn nàn”.

Theo các chuyên gia, để tránh lãng phí tiền mua sách, việc biên soạn SGK mới không nên tiếp cận nhiều nội dung mà chỉ gồm những kiến thức cơ bản tối thiểu và nên giữ ổn định trong một thời gian tương đối . Như thế sẽ góp phần giảm bớt lo lắng cho những gia đình học sinh ở vùng miền khó khăn có thể sử dụng lại SGK cũ, không phải mất tiền mua sách mới.

Nếu muốn bổ sung thêm kiến thức có thể bằng cách thực hiện trên những phương tiện khác như Internet, truyền hình...

 Tuệ Minh

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.