Kẹt vốn, Masan phát hành trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng để cơ cấu nợ

(NTD) - CTCP Tập đoàn Masan cho biết sẽ phát hành trái phiếu có kỳ hạn 3 năm trị giá 1.500 tỷ đồng để cơ cấu lại các khoản nợ.

Cụ thể, các trái phiếu này có ký hiệu mã MSNPO2022 có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất được trả 6 tháng/lần. Lãi suất năm đầu tiên là 10%/năm, các kỳ tiếp theo bằng lãi suất tham chiếu cộng 3,2%/năm. Thời gian phát hành từ nay đến 26/9.

Lãi suất tham chiếu dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu là CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS). Các nhà đầu tư mua trái phiếu phải mua tối thiểu 10 tỷ đồng, tổ chức là 200 tỷ đồng.

Masan 1
Một số sản phẩm gia vị của Masan được bày bán tại siêu thị

Trong 6 tháng đầu năm nay, Masan đạt 17.410 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp đạt 29,5%, giảm so với con số cùng kỳ là 31,9%.

Lợi nhuận trước thuế của  công ty mẹ đạt 1.882 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Đại diện Masan cho rằng: chi phí bán hàng giảm 10% và đặc biệt nhất chi phí tài chính đã giảm mạnh 31% so với cùng kỳ năm trước nhờ công ty giảm 12.500 tỷ đồng nợ vay và trái phiếu trước hạn cuối năm 2018.

Tuy nhiên, thu nhập tài chính giảm 1.475 tỷ đồng, tương đương 90% cùng kỳ. Nguyên nhân do trong kỳ của năm 2018, công ty ghi nhận lợi nhuận một lần số tiền 1.472 tỷ đồng từ hoạt động phát hành cổ phiếu quỹ của công ty liên kết là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với giá trị phát hành cao hơn giá trị sổ sách công ty đã ghi nhận trước đó.

Mặc dù nợ vay và trái phiếu của Masan tại thời điểm cuối quý 2/2019 đã giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng vẫn còn giá trị rất lớn 23.822 tỷ đồng, gồm: 11.793 tỷ đồng dài hạn và 12.028 tỷ đồng ngắn hạn với 4.251 tỷ đồng đến hạn phải trả.  Bình quân, mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm nay, Masan phải trả 5 tỷ đồng tiền lãi trong khi 6 tháng đầu năm 2018 là 7,8 tỷ đồng/ngày.

Hiện nay, Masan đang nợ 14.810 tỷ đồng trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2020-2024 với lãi suất từ 8-10,2%/năm.

 Trí Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản bán lẻ năm 2025 có nhiều triển vọng

Thị trường bất động sản bán lẻ năm 2025 có nhiều triển vọng

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:54

Theo dự báo của Bộ Công Thương, quy mô thị trường bán lẻ trong năm 2025 có thể đạt 350 tỷ USD, đóng góp 59% tổng ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:45

(CL&CS)- Theo ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 10, các tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phù hợp cơ cấu kinh tế khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của địa phương.

Thị trường M&A bất động sản sôi động hơn trong năm 2025

Thị trường M&A bất động sản sôi động hơn trong năm 2025

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:45

Khép lại năm 2024, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản Việt Nam ghi nhận tăng trưởng. Tổng giá trị 13 thương vụ nổi bật đạt hơn 1,8 tỷ USD, với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn. Đến năm 2025, chuyên gia nhận định, thị trường M&A bất động sản sẽ tiếp tục ấm dần lên với nhiều tín hiệu tích cực.