Đọ lương khủng của các đại gia ngân hàng
Là những ngân hàng lớn nhất Việt Nam nhưng Vietcombank, BIDV hay Vietinbank không dẫn đầu về mức chi trả lương cho lãnh đạo.
Là những ngân hàng lớn nhất Việt Nam nhưng Vietcombank, BIDV hay Vietinbank không dẫn đầu về mức chi trả lương cho lãnh đạo. Mặc dù chưa có con số đầy đủ nhưng Sacombank vẫn đang hứa hẹn là ngân hàng rộng tay nhất trong việc đãi ngộ sếp bự.
Năm 2014, mặc dù thù lao và chi phí Sacombank dành cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát thấp hơn 3,5 tỷ đồng so với kế hoạch đặt ra nhưng vẫn đạt con số rất cao là 53,5 tỷ đồng. Quỹ lương này tương ứng với mức 2% lợi nhuận trước thuế đã được Đại hội cổ đông thông qua là 57 tỷ đồng.
Như vậy, trung bình, mỗi lãnh đạo cấp cao của ngân hàng nhận 4,12 tỷ đồng/năm, tương đương 316,92 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức lương khủng nhất trong ngành. Con số này có thể tăng lên trong năm 2015 khi Sacombank dự kiến chi trả cho thù lao cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát số tiền tương đương 2%/năm lợi nhuận trước thuế.
![]() |
Lãnh đạo ngân hàng tiếp tục nhận thù lao khủng |
Trong những năm qua, dù hoạt động kinh doanh của nhiều thăng trầm nhưng Techcombank vẫn mạnh tay đãi ngộ dàn lãnh đạo cấp cao.
Trong năm 2014, Techcombank dành quỹ lương và chi phí công vụ cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát lên tới 32,12 tỷ đồng. Trong đó, thù lao cố định là 27,92 tỷ đồng. Như vậy, mỗi lãnh đạo Techcombạn nhận 2,54 tỷ đồng/năm, tương đương 211,67 triệu đồng/tháng.
Techcombank giải thích ngân hàng đã điều chỉnh thù lao cố định tăng từ 20,66 tỷ đồng lên 27,92 tỷ đồng là phù hợp cơ cấu chi phí nhân sự Hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ mới và khuyến khích một số thành viên làm việc thường xuyên sau nhiều năm không nhận thù lao thành tích.
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát thống nhất không nhận thù lao thành tích năm 2014 theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trước đây. Thù lao thành tích vẫn không được áp dụng trong năm 2015 nhưng Techcombank dự kiến thù lao cố định sẽ tăng lên 29,39 tỷ đồng.
Nhóm “tứ đại gia ngân hàng” chặt tay hơn nhưng thù lao mà các sếp bự nhận được là con số không hề nhỏ.
Tại Vietcombank, theo kế hoạch, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhận được số tiền 16,14 tỷ đồng, tương ứng 0,35% lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ 8,086 tỷ đồng được giải ngân. Như vậy, theo kế hoạch mỗi lãnh đạo Vietcombank nhận 1,345 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 112,08 triệu đồng/người/tháng. Nhưng thực tế ngân hàng mới chi trả 673,83 triệu đồng/người/năm, tương ứng 56,15 triệu đồng/người/tháng.
Dự kiến 2015 Vietcombank vẫn dành khoản tiền tương ứng 0,35% lợi nhuận sau thuế để chi trả cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Tổng số tiền lương, thù lao 2014 mà Vietinbank chi cho các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát là 18,169 tỷ đồng, tương đương 0,32% lợi nhuận sau thuế. Điều đó có nghĩa, mỗi sếp lớn Vietinbank nhận 1,514 tỷ đồng/năm, tương đương 126,17 triệu đồng/tháng.
Hội đồng quản trị đề xuất Đại hội cổ đông phê duyệt mức thù lao 2015 cho dành lãnh đạo này là 0,36% lợi nhuận sau thuế. Trong trường hợp bổ sung thêm thành viên, Đại hội đồng cổ đông Ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định mức thù lao phát sinh thêm
Trong khi đó, BIDV không công bố các con số cụ thể. Ngân hàng này chỉ cho biết các thành viên Hội đồng quản trị được chi trả thù lao gắn với vị trí công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Tổng thù lao chi trả nằm trong phạm vi được Đại hội đồng cổ đông thường niên phê duyệt.
Ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát thuộc ngân sách hoạt động chung của ngân hàng, chi trả theo phát sinh thực tế và theo đúng chế độ thu chi tài chính của BIDV.
Là ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nên không ngạc nhiên khi lãnh đạo PGBank có thu nhập khiêm tốn.
Năm 2014, thù lao đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị là hệ số 0,95, và thành viên Hội đồng quản trị là 0,76 tháng thu nhập trước thuế bình quân của nhân viên ngân hàng 2014. Lương và thưởng của thành viên ban kiểm soát chuyên trách theo quyết định của Hội đồng quản trị.
Cụ thể, thù lao cố định trước thuế của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 10,11 triệu đồng/tháng (tương đương 121,32 triệu đồng/năm), của thành viên Hội đồng quản trị là 8,09 triệu đồng/tháng (97,08 triệu đồng/năm. Các thành viên ban kiểm soát được ưu đãi hơn khi nhận 2,457 tỷ đồng trong năm 2014.
Lãnh đạo Eximbank cũng có mức lương khiêm tốn. Các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát Eximbank chỉ nhận hơn 1 tỷ đồng trong năm 2014. Trung bình mỗi sếp chỉ nhận 76,92 triệu đồng/người/năm, tương đương 6,41 triệu đồng/tháng.
Năm 2015, thu nhập của lãnh đạo Eximbank vẫn chưa có nhiều đột phá nếu lợi nhuận không được cải thiện vì ngân hàng vẫn chỉ trả thù lao 1,5% lợi nhuận sau thuế.
NamAbank cũng công bố ngân sách và thù lao của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Trong năm 2014, ngân hàng này sử dụng 100% mức thù lao được Đại hội cổ đông phê duyệt trước đó.
Năm 2015, ngân hàng đề xuất mức thù lao 15 tỷ đồng (bao gồm cả côgn ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Nam Á).
(Theo VTC News)
Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về Kinh Doanh tại đây.
Bình luận
Nổi bật
Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 11:06
(CL&CS)- Về kế hoạch 2025, Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh, với lợi nhuận dao động trong khoảng 400-500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay cả mục tiêu lạc quan nhất vẫn thấp hơn kết quả 515 tỷ đồng đã đạt được trong năm tài chính trước đó.
Năm 2025, Saigon Co.op xác định cạnh tranh bằng thương mại điện tử
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 08:54
(CL&CS) - Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) đặt mục tiêu doanh số thương mại điện tử năm 2025 đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - Hành trình phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 14:54
(CL&CS) - Sáng 18-3, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức họp báo công bố danh sách 562 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025 do người tiêu dùng bình chọn.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.