Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 03/04/2020, 18:35 PM

Đại học Huế khởi động dự án sản xuất thử nghiệm máy trợ thở phục vụ dịch Covid-19

(CLCS) - Sáng 3/4, thông tin từ ĐH Huế, các chuyên gia của trường đang tiến hành khảo sát nghiên cứu, hình thành dự án sản xuất thử nghiệm máy trợ thở phục vụ công tác chữa bệnh trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

IMG_1585
TS. Vũ Văn Hải cùng các cộng sự đã sáng tạo máy bóp bóng ambu trợ thở 

Trong khi đó, theo TS. Vũ Văn Hải, cách đây 2 năm trong quá trình chữa bệnh cho thú cưng, anh cùng các cộng sự đã sáng tạo máy bóp bóng ambu trợ thở cho động vật, nhất là trong quá trình phẫu thuật.

Những ngày qua, trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia các nước đổ xô chế tạo máy trợ thở nên nhóm nghiên cứu của anh cũng mong muốn góp sức chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch Covid-19.

 “Sau khi xem xét kỹ lưỡng máy trợ thở do các nước chế tạo phục vụ công tác chữa bệnh liên quan đến dịch bệnh Covid-19, tôi giật mình thấy mô hình này khá giống máy bóp bóng ambu trợ thở mà mình đang sử dụng. Từ đó, tôi muốn đề xuất để nghiên cứu, triển khai thử nghiệm phục vụ dự phòng cho y tế. Tất nhiên, tôi vẫn mong muốn các bệnh viện đáp ứng được máy móc hiện đại, nhưng tình huống xấu mà cần sử dụng thì có thể hỗ trợ được và mình sẽ cố gắng để cải tiến”, TS. Vũ Văn Hải cho hay.

Máy bóp bóng ambu trợ thở dựa trên nguyên lý dùng áp lực dương (từ quả bóp) để đẩy luồng khí vào khí quản của động vật (hoặc trên người). Hệ thống sử dụng mô tơ gạt nước ô tô, thông qua bộ bánh răng giảm tốc sẽ kéo cánh tay đòn điều khiển bóp quả bóng, đẩy khí vào phổi một cách chủ động. Khí oxy từ bình chứa nối với quả bóp sẽ tự động đẩy khí vào phổi.

IMG_1590
Máy bóp bóng ambu trợ thở đáp ứng được điều kiện nhanh, dễ sử dụng 

Theo TS.Trần Xuân Thịnh, Phó trưởng Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế, để khẳng định có thể sử dụng máy bóp bóng ambu trợ thở của TS. Vũ Văn Hải và các cộng sự sáng chế như máy thở phục vụ chữa bệnh cho người thì chưa hẳn, nhưng trong bối cảnh dịch lan rộng, có thể sử dụng máy trong trường hợp cấp cứu, nhất là trong quá trình vận chuyển bệnh nhân. Qua đó, giải phóng sức lực cho nhân viên y tế và tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, giúp tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tôi nghĩ đây là ý tưởng khả thi.

Nếu cải tiến, đây là tín hiệu tích cực từ việc sáng tạo thành công máy trợ thở cho động vật mở ra triển vọng cho việc chuẩn bị ý tưởng, dự án sản xuất máy trợ thở phục vụ công tác dự phòng chữa bệnh cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp có thể dụng được và đáp ứng được điều kiện nhanh, dễ sử dụng.

Các chuyên gia của ĐH Huế và Trường ĐH Y dược Huế đã đi khảo sát để nghiên cứu, hình thành dự án sản xuất thử nghiệm máy trợ thở phục vụ công tác dự phòng chữa bệnh dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Thế Sơn 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.